Thêu

Thêu còn được hiểu là nghề dệt trang trí trên vải hoặc dùng các vật liệu khác như kim để may họa tiết qua các sợi chỉ hoặc sợi len. Thêu cũng được kết hợp với một số vật liệu khác như các hạt ngọc trai, chuỗi hạt, kim sa,... Hiện nay, các sản phẩm có họa tiết thêu còn được thấy trên nón lưỡi trai, các loại rộng vành, áo khoác, chăn, sơmi, vải denim, đầm (váy), vớ, áo golf (gôn),... Thêu có mặt trong đa dạng các mặt hàng được làm từ sợi chỉ hoặc sợi len. 

Một vài các kỹ thuật cơ bản hay các mũi khâu lâu đời của ngành thêu thủ công truyền thống như khâu theo chuỗi, khâu khuyết áo hoặc khâu chăn, khâu thường, khâu satin, thêu (khâu) chữ thập. Những mũi khâu trên vẫn là những kỹ thuật cơ bản của ngành thêu tay ngày nay.

Lịch sử

Thêu truyền thống trong khâu chuỗi trên một tấm thảm kazakh đương đại.
Mẫu thêu của người Caucasia

Nguồn gốc

Quá trình may, vá, sửa và chắp vải đã thúc đẩy cho sự phát triển của các kỹ thuật may mặc hiện nay và khả năng trang trí các món đồ may mặc đã dẫn bước tới nghệ thuật của ngành thêu.Quả thật, sự bền bỉ rõ rệt của những mũi thêu cơ bản đã được ghi nhận như:

Đó quả là một thực tế đáng chú ý trong sự phát triển của ngành thêu ... không có sự thay đổi nào về những nguyên – vật liệu hay những kỹ thuật mà có thể khiến ta cảm nhận hay giải thích được như những tiến bộ hình thành từ giai đoạn sơ khai đến khi sản phẩm trở nên tinh tế hơn. Mặt khác, chúng ta thường tìm thấy trong những công trình ở buổi đầu đều có những thành tựu kỹ thuật và tiêu chuẩn cao về chất lượng tay nghề mà hiếm khi đạt được vào những thời kỳ sau đó."

Nghệ thuật của ngành thêu đã được tìm thấy trên khắp thế giới và một số dẫn chứng sớm nhất được tìm thấy như Các công trình ở Trung Quốc đã được ghi nhận vào thời Chiến Quốc (giai đoạn từ thế kỷ thứ 5 đến thứ 3 TCN). Trong một hàng may mặc từ Giai đoạn di cư Thụy Điển (khoảng năm 300 đến 700), những cạnh của các dải dây được cắt bớt và vá lại với đường khâu thường, khâu viền, khâu khuyết và khâu vắt. Nhưng điều đó cũng chưa chắc rằng liệu tác phẩm này chỉ đơn giản là vá nối lại hay nhằm mục đích thêu trang trí.

Trong Thần Thoại Hy Lạp cũng tin rằng Nữ thần Athena truyền xuống nghệ thuật của ngành thêu cùng với dệt, dẫn đến cuộc thách đấu cạnh tranh sự nổi tiếng giữa người với Arachne – một cô gái phàm trần.

Ứng dụng và kỹ thuật lịch sử

Dựa vào từng thời gian, địa điểm và tài liệu sẵn có ghi nhận được rằng, Thêu có thể đã phát triển thành tài sản của một vài người thợ lành nghề, phổ biến rộng rãi trong quần chúng cho đến trở thành kỹ thuật dân gian. Tính linh hoạt này đã dẫn tới nhiều công trình lớn nhỏ, từ nơi của vua chúa cho đến những nơi thế tục.

Sự tỉ mỉ của các sản phẩm thêu được thể hiện trong quần áo, vật dụng tôn giáo, đồ gia dụng thường ngày đã được xem như là một dấu hiệu của sự giàu có và địa vị - như trong trường hợp của Opus Anglicanum, một kỹ thuật đã được sử dụng bởi những hội thảo chuyên nghiệp và các hiệp hội ở Thời kỳ Trung Cổ Anh Quốc. Trong thế kỷ thứ 18 ở nước Anh và các nước thuộc địa, những người làm hàng mẫu sử dụng loại lụa tơ tằm tốt nhất được sản xuất ra bởi các cô con gái của các gia đình quyền quý. Thêu trở thành một kỹ năng đánh dấu con đường của một cô gái bước vào sự trưởng thành cũng như thể hiện đẳng cấp và vị thế xã hội thời bấy giờ.

Trái lại, thêu cũng là một nghệ thuật được lưu truyền trong dân gian, sử dụng các vật liệu đơn giản mà những người nghiệp dư cũng có thể tiếp cận. Như Hardanger từ Na Uy, Merezhka từ Ukraine, thêu Mountmellick từ Ireland, Nakshi kantha từ Banladesh và phía Tây Bengal và thêu của người Brazil. Rất nhiều các kỹ thuật đã được sử dụng trong thực tế như Sashiko từ Nhật Bản, cũng là một cách dùng để vá trang phục.

Trong Thế giới Hồi giáo

Mạt nạ thêu chắn côn trùng cho ngựa (Fly mask) ở Ma-rốc vào thế kỷ 18-19

Thêu là một nền nghệ thuật quan trọng trong Thế giới Hồi giáo Trung cổ. Vào thế kỷ thứ 17, người du hành Thổ Nhĩ Kỳ Evliya Çelebi đã gọi đó là "Nghề thủ công từ đôi tay". Bởi thêu là một dấu hiệu của những người có địa vị cao trong xã hội trong cộng đồng Hồi giáo, nó đã trở nên phổ biến rộng rãi. Tại các thành phố như Damascus, CairoIstanbul, thêu có thể nhìn thấy trên các khăn tay, đồng phục, cờ, chữ kiểu, giày, áo choàng, cương ngựa, dép, vỏ kiếm, ví tiền, vải phủ, khăn che và thậm chí trên cả các dây thắt lưng làm bằng da. Các người thợ thủ công còn thêu những vật dụng bằng những sợi chỉ vàng hoặc bạc. Trong ngành công nghiệp thêu, người ta phải thuê hơn 800 nhân công mới có thể đáp ứng những nhu cầu cho nguồn hàng này.

Vào thế kỷ thứ 16, trong thời kỳ cai trị của vị Hoàng đế triều đại Mugha Akbar, nhà biên niên sử của ông Abu al-Fazl ibn Murabak đã viết lại sự nổi tiếng của Ain-i-Akbari "Bệ hạ (tức Akbar) đã dành rất nhiều sự chú ý đến các chất liệu khác nhau, từ đó trở về sau các cống phẩm từ Iran, Đế quốc OttomanMông Cổ về may mặc đã có nhiều vô số, đặc biệt là chất liệu thêu các hoa văn Nakshi, Saadi, Chikhan, Ari, Zardozi, Wastli, Gota and Kohra. Các xưởng sản xuất Hoàng gia ở các thị trấn LahoreAgra, FatehpurAhmedabad tạo ra nhiều kiệt tác khéo léo trên vải, mẫu ký hiệu, hoa văn, nút thắt và đa dạng các mặt hàng trang phục khiến cho những nhà du hành nhiều kinh nghiệm nhất cũng phải thấy kinh ngạc. Thị hiếu về những chất liệu tốt nhất đã trở nên phổ biến từ đó và hàng vải thêu được sử dụng tại các dịp lễ vượt trên cả sự mô tả."

Quá trình tự động hóa

Tranh thêu thủ công bằng tay – vùng Székely, năm 2014

Sự phát triển của thêu máy và quy trình sản xuất hàng loạt của nó đã xuất hiện trong các giai đoạn Cách Mạng Công nghiệp. Những máy thêu sớm nhất được đưa vào sử dụng như một sự kết hợp của máy dệt và đội ngũ các phụ nữ thêu lên các chất liệu bằng tay. Điều này đã được thực hiện ở Pháp vào giữa những năm 1800. Việc tạo ra các sản phẩm thêu bằng máy ở St.Gallen, ở miền đông Thụy Sĩ nở rộ hơn vào nửa sau của thế kỷ 19.

Phân loại

Họa tiết Thêu trên trứng Phục sinh. Tác phẩm được làm bởi Inna Forostyuk, một nghệ nhân thủ công ở vùng Luhansk (Ukraine)
Thêu tự do Nhật Bản trong bức vải lụa kết hợp với sợi kim loại, đương đại.
Hardanger, một kỹ thuật Whitework, đương đại.

Thêu có thể được phân loại dựa trên mức độ thiết kế của sản phẩm, tính tự nhiên khi xét đến các vật liệu cơ bản và qua các mũi khâu trên mặt vải. Phân loại chính gồm thêu tự do (free-embroidery) hoặc trên bề mặt nền vải (surface-embroidery), thêu có tính toán (counted-embroidery) và làm trên nền vải bạt hay vải lanh.

Trong thêu tự do và trên bề mặt, những thiết kế được áp dụng lên mà không cần phải quan tâm đến bên dưới loại vải dệt. Ví dụ bao gồm thêu bằng len, thêu thủ công truyền thống Trung Quốc và thêu của Nhật Bản.

Các mẫu thêu họa tiết có tính toán được tạo ra bằng cách khâu trên một số lượng đã được ước định sẵn trong nền vải. Thêu dạng ước lượng trước này có thao tác đơn giản do làm trên nền vải đan ngang như vải Canvas (vải Bố), vải Aida hay còn có loại vải dệt cotton và vải lanh. Ví dụ có thể kể đến như khâu chữ thập và một số loại hình khâu chỉ đen (Blackwork).

Những nét tương đồng của loại hình thêu có tính toán liên quan đến kỹ thuật, trong tác phẩm bằng vải Canvas hay vải đan ngang, là những sợi chỉ được khâu xuyên qua các ô lưới trên nền vải để tạo ra các họa tiết dày đủ để che phủ hết bề mặt vải. Ví dụ các tác phẩm từ vải Canvas bao gồm Bargello và khâu len Berlin.

Thêu cũng có thể được phân loại bằng những đặc tính tương tự về kiểu dáng. Trong các tác phẩm kéo chỉ và thêu rời, nền vải thường bị biến dạng hoặc bị cắt đi mất tạo ra nhiều lỗ trống mà sau đó sẽ được làm đẹp lên bằng các kỹ thuật thêu, thường thì người ta sẽ dùng các loại chỉ có cùng màu với loại vải nền. Khi tạo ra bằng các sợi chỉ trắng trên nền vải lanh trắng hay cotton trắng, tác phẩm này sẽ được mọi người xem là kỹ thuật trắng (Whitework). Tuy nhiên, kỹ thuật Whitework cũng có thể được xem như khâu tính toán hoặc khâu tự do.Thêu Hardanger là một kỹ thuật thêu tính toán và những thiết kế của nó thường có dạng hình học. Trái lại, các kiểu dáng như Broderie Anglaise lại rất tương đồng với kỹ thuật thêu tự do, những thiết kế hoa văn và trừu tượng không phụ thuộc hoàn toàn vào việc dệt vải.

Khăn trải, ở Hungary, vào giữa thế kỷ 20

Chất liệu

Phulkari từ vùng Punjab của Ấn Độ. Thêu Phulkari nổi tiếng từ thế kỷ 15, là hình thức thêu tay truyền thống thực hiện từ tách bông vải đến kỹ thuật khâu đơn giản bằng sợi lụa.
Laid threads, một kỹ thuật khâu trên bề mặt vải lanh bằng sợi len. Tác phẩm Bayeux Tapestry, vào thế kỷ 11.

Các loại vải và sợi được sử dụng trong thêu thủ công truyền thống có sự khác nhau do đến từ nhiều vùng miền. Vải Bông, LanhLụa là các chất liệu đã được dùng trong hàng nghìn năm. Cho đến ngày nay, chỉ thêu được sản xuất bằng các chất liệu như sợi cotton, tơ tằm, sợi nhân tạo cũng như len, lanh hay lụa truyền thống. Thêu ruy băng sử dụng các loại ruy băng hẹp bằng vải lụa hoặc lụa/ Organza, thường là để tạo ra những họa tiết hoa.

Các kỹ thuật thêu trên bề mặt vải như khâu chuỗi và khâu Couching hay khâu Laid work nếu xét về kinh tế thì thường dùng các loại sợi đắt tiền hơn. Trong đó, khâu Couching được sử dụng rộng rãi cho thêu Goldwork – các họa tiết sử dụng các vật liệu có màu vàng, rất bắt mắt. Các kỹ thuật làm vải Canvas, cũng có trong đó một số lượng lớn các sợi len được giấu ở phía sau mỗi tác phẩm, sử dụng nhiều vật liệu để đạt được sự hoàn thiện và chắc chắn cho thành phẩm.

Trong các tác phẩm nghệ thuật Tranh Canvas và Thêu nền, thì luôn cần một vòng đệm hoặc khung thêu để có thể kéo căng vật liệu và đảm bảo được những mũi khâu không bị méo mó. Các tác phẩm tranh Canvas hiện nay có xu hướng đi theo sẵn những mũi khâu tính toán và có tính đối xứng họa tiết với những thiết kế nổi, sử dụng một vài mũi khâu có màu sắc trùng lặp. Ngược lại, dòng tranh thêu nền có thể kết hợp rất nhiều loại họa tiết chỉ trong một tác phẩm.

Thêu máy

Doanh nghiệp thêu máy dạng khâu chuỗi trên một bức màn bằng vải voan, ở Trung quốc, đầu thế kỷ 21.

Loại hình thêu hiện đại này được tạo ra từ những mũi khâu lập trình sẵn trong máy thêu kỹ thuật bằng việc sử dụng các họa tiết được số hóa có trên phần mềm thêu. Trong thêu máy, có nhiều loại vật liệu khác nhau mà ta có thể lựa chọn để "điền" vào và tùy chỉnh mẫu thiết kế để hoàn tất thành phẩm. Thêu máy còn được sử dụng phổ biến để làm logo và chữ kiểu để in vào áo sơmi hay áo khoác, các dạng áo cặp-áo nhóm, cũng như một số quà tặng hay quà lưu niệm như khăn choàng, khăn trải, tranh thêu trang trí nhà cửa bắt chước kiểu dáng của những chiếc khăn thêu tay phức tạp.

Cũng có sự phát triển trong ngành thêu máy này đã được ghi nhận như những loại máy ra đời sau này được thiết kế ra để cho phép người sử dụng có khả năng tạo ra những sản phẩm thêu tự do, tạo được chỗ đứng trong ngành dệt, làm chăn, may mặc, các món đồ nội thất và còn nhiều sản phẩm nữa.

Trình độ

Những chứng chỉ của Hội đồng và Thành phố trong ngành thêu là một bước chuyển cho phép những người thợ thêu thủ công được công nhận về kỹ năng, trình độ của mình.Những giấy chứng nhận này còn cho phép họ sự tín nhiệm để phục vụ cho việc giảng dạy. Ví dụ, một nghệ nhân nổi tiếng trong ngành dệt có thể kể đến như Kathleen Laurel Sage, bà đã bắt đầu sự nghiệp giảng dạy của mình bằng cách lấy giấy chứng nhận chuyên môn Thêu 1 và 2 từ Hội đồng Thành phố. Hiện nay, bà chủ yếu dành thời gian để viết sách về chủ đề nghệ thuật này.

Thư viện

Chú thích và tham khảo

Tham khảo

  • Berman, Pat (2000). “Berlin Work”. American Needlepoint Guild. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2009.

Bản mẫu:Self-published inline

Liên kết ngoài