Thây ma điện thoại

Những người dùng điện thoại thông minh(smartphone)
Vừa đi vừa nghe điện thoại
Tham gia giao thông nhưng vừa xem điện thoại

Thây ma điện thoại (tiếng Anh: smartphone zombie, hay còn gọi là smombie) là một người đi bộ mà thường dạo bước chậm chạp và không chú ý vào bối cảnh xung quanh bởi vì họ đang quá tập trung vào điện thoại thông minh của họ. Điều này đã được cảnh báo như một mối nguy hiểm tiềm ẩn đáng chú ý khi những người đi bộ bị phân tâm gây nên các vụ tai nạn. Nhiều thành phố như Trùng KhánhAntwerpen đã giới thiệu các làn đường đặc biệt dành cho những người dùng điện thoại thông minh trong năm 2014 cũng như năm 2015 để chỉ dẫn hướng đi và quản lý họ.[1][2][3]

Năm 2014, Trung Quốc có hơn năm trăm triệu người dùng điện thoại thông minh và hơn một nửa trong số đó có thói quen nghiện sử dụng điện thoại. Ở Hồng Kông, họ được gọi là dai tau juk ("lũ cúi đầu").[4]

Những người đi bộ quá tập trung vào điện thoại có thể trật bước khỏi lề đường, đụng phải phần phía trước ô tô và va vào những người đi bộ khác. Trường thị giác của một người dùng điện thoại thông minh đã được ước đoán chỉ bằng 5% so với những người đi bộ không bị phân tâm.[5]

Biện pháp an toàn

Một ứng dụng sử dụng máy ảnh của điện thoại làm cho cho nó [điện thoại] trông trong suốt để có thể được sử dụng cho việc đưa ra một số cảnh báo về những mối nguy hiểm.[6][7] Tại AugsburgCologne, các đèn giao thông mặt đất được nhúng xuống vỉa hè đã được giới thiệu để chúng xuất hiện trong tầm mắt những người đi bộ bận rộn.[8] Tại Seoul, các ký hiệu cảnh báo đã được đặt trên vỉa hè tại các giao lộ nguy hiểm sau hơn 1000 vụ tai nạn đường bộ do điện thoại thông minh gây ra tại Hàn Quốc vào năm 2014.[9]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Benedictus, Leo (ngày 15 tháng 9 năm 2014). “Chinese city opens 'phone lane' for texting pedestrians” [Thành phố ở Trung Quốc mở "làn đường điện thoại" cho người đi bộ]. The Guardian (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2017.
  2. ^ Chen, Heather (ngày 7 tháng 9 năm 2015). “Asia's Smartphone Addiction” [Chứng nghiện điện thoại ở châu Á]. BBC (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2017.
  3. ^ Chazan, David (ngày 14 tháng 6 năm 2015). “Antwerp introduces 'text walking lanes' for pedestrians using mobile phones” [Antwerp giới thiệu "làn đường chữ đi bộ" cho người đi bộ sử dụng điện thoại di động]. The Daily Telegraph (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2017.
  4. ^ Sharp, Mark (ngày 2 tháng 3 năm 2015). “Beware the smartphone zombies blindly wandering around Hong Kong” [Hãy coi chừng các thây ma điện thoại thông minh mù quáng lang thang khắp Hồng Kông]. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2017.
  5. ^ AFP-JIJI (ngày 17 tháng 11 năm 2014). “Japan's smartphone 'zombies' turn urban areas into human pinball” [Những "thây ma điện thoại" của Nhật Bản biến các đô thị thành trò bắn bóng người.]. Japan Times (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2017.
  6. ^ Apps, Peter (ngày 4 tháng 3 năm 2014). “Transparent' iPhones: A text and walk plan for those trying to do two things at once” [iPhones trong suốt: Một kế hoạch "Văn bản và đi bộ" dành cho người đang cố gắng làm hai việc cùng một lúc]. The Independent (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2017.
  7. ^ Zolfagharifard, Ellie (ngày 4 tháng 3 năm 2014). “Text AND walk: App makes your mobile 'transparent' so you can see the street in front of you while typing” [Văn bản và đi bộ: Ứng dụng làm cho điện thoại di động của bạn 'trong suốt' bạn giúp bạn có thể nhìn thấy đường phố ở phía trước trong khi bạn đang gõ]. Daily Mail (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2017.
  8. ^ Schmidt, Janek (ngày 29 tháng 4 năm 2016). “lways practise safe text: the German traffic light for smartphone zombies” [Luôn luôn tạo thói quen văn bản an toàn: Đèn giao thông của Đức dành cho các thây ma điện thoại]. The Guardian. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2017.
  9. ^ Bearak, Max (ngày 21 tháng 6 năm 2016). “Seoul wants 'smartphone zombies' to read road signs instead” [Seoul muốn "thây ma điện thoại" đọc các ký hiệu thay thế]. The Washington Post (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2017.

Đọc thêm

Liên kết ngoài