Tam An, Long Đất

Tam An
Xã Tam An
Cánh đồng muối ở xã Tam An
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
TỉnhBà Rịa – Vũng Tàu
HuyệnLong Đất
Thành lập1/1/2025[1]
Địa lý
Diện tích37,12 km²[1]
Dân số (31/12/2023)
Tổng cộng22.633 người[1]
Mật độ609 người/km²

Tam An là một thuộc huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam. Đây là địa phương có làng nghề bánh tráng nổi tiếng gần 100 năm nay[2].

Địa lý

Ngã ba Chợ Bến

Xã Tam An nằm ở trung tâm huyện Long Đất, có vị trí địa lý:

Xã Tam An có diện tích 37,12 km², dân số năm 2023 là 22.633 người,[1] mật độ dân số đạt 609 người/km².

Hành chính

Xã Tam An gồm có 14 ấp: Phước Hưng (trung tâm xã), Phước Bình, Phước Lăng, Phước Nghĩa, Phước Trinh, Phước Trung, An Hòa An Nhứt, An Lạc, Đồng Trung, An Hòa An Ngãi, An Bình, An Phước, An Lộc và An Thạnh.

Lịch sử

Buổi đầu khai phá

Năm 1698, Phủ Gia Định được thành lập gồm 2 huyện Tân Bình và Phước Long. Xã Tam An ngày nay gồm các thôn thuộc tổng Phước An, huyện Phước Long, trấn Biên Hòa, phủ Gia Định.

Năm 1808, Tổng thành huyện, huyện trở thành Phủ, xã Tam An ngày nay gồm các thôn thuộc hai tổng Phước Hưng và An Phú, huyện Phước An, phủ Phước Long, trấn Biên Hòa, thành Gia Định. Theo Trịnh Hoài Đức trong sách Gia Định thành thông chí năm 1816, thì địa bàn xã Tam An ngày nay gồm các thôn: Long Trinh và Phước Liễu thuộc tổng Phước Hưng; và các thôn: An Nhứt, Hắc Lăng, Hưng Long và Long Thạnh... thuộc tổng An Phú.

Năm 1832, Hoàng đế Minh Mạng bãi bỏ Gia Định Thành, đổi các trấn thành tỉnh, chia 05 trấn thuộc Gia Định Thành trước đây thành 06 tỉnh. Theo Địa bạ triều Nguyễn năm 1836 thì địa bàn xã Tam An ngày nay gồm các thôn An Thới, Phước Hưng Đông, Phước Liễu và Phước Trinh thuộc tổng Phước Hưng Thượng; và các thôn An Nhứt, An Ngãi, Hắc Lăng, Hưng Long và Long Thạnh thuộc tổng An Phú Thượng, đều thuộc huyện Phước An, phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa. Năm 1837, tách huyện Phước An và Long Thành thuộc phủ Phước Long để thành lập phủ Phước Tuy. Địa bàn xã Tam An ngày nay thuộc huyện Phước An, phủ Phước Tuy, tỉnh Biên Hòa.

Giai đoạn 1862 – 1945

Ngày 1-07-1862, thành lập thôn Phước Hưng từ thuộc tổng Phước Hưng Thường từ các thôn Phước Hưng Đông, Phước Trinh và Hưng Long. Địa bàn xã Tam An ngày nay gồm các thôn An Thới, Phước Hưng và Phước Liễu thuộc tổng Phước Hưng Thượng; và các thôn An Nhứt, An Ngãi, Hắc Lăng, và Long Thạnh thuộc tổng An Phú Thượng.

Ngày 7-06-1865, thành lập thôn Phước Trinh thuộc tổng Phước Hưng Thượng từ ấp Phước Trinh của thôn Phước Hưng cùng tổng. Địa bàn xã Tam An ngày nay gồm các thôn An Thới, Phước Hưng, Phước Liễu, và Phước Trinh thuộc tổng Phước Hưng Thượng; và các thôn An Nhứt, An Ngãi, Hắc Lăng, và Long Thạnh thuộc tổng An Phú Thượng.

Ngày 22-12-1919, Thành lập làng Phước An từu hai làng Phước Liễu và An Thới vừa giải thể. Địa bàn xã Tam An ngày nay gồm các thôn Phước An, Phước Hưng, và Phước Trinh thuộc tổng Phước Hưng Thượng; và các thôn An Nhứt, An Ngãi, Hắc Lăng, và Long Thạnh thuộc tổng An Phú Thượng.

Ngày 29-11-1923, sáp nhập làng Long Hải thuộc tổng An Phú Thượng vào làng Long Thạnh cùng tổng.

Ngày 5-07-1928, thành lập quận Châu Thành dưới quyền một Đốc phủ sứ, gồm các tổng: An Phú Tân, An Phú Thượng, An Phú Hạ và Cơ Trạch với 35 làng. Tổng An Phú Thượng gồm có 06 làng: An Ngãi, An Nhứt, Hắc Lăng, Long Điền, Long Thạnh và Phước Tỉnh.

Ngày 10-10-1931, tái lập làng Long Hải thuộc tổng An Phú Thượng từ làng Long Thạnh cùng tổng. Tỉnh Bà Rịa gồm có 02 quận, 07 tổng và 60 làng.

- Tổng Phước Hưng Thượng thuộc quận Xuyên Mộc gồm có 07 làng: Hội Mỹ, Long Mỹ, Lộc An, Phước An, Phước Hải, Phước HưngPhước Trinh. Quận Xuyên Mộc gồm có 03 tổng và 24 làng.

- Tổng An Phú Thượng thuộc quận Châu Thành gồm có 07 làng: An Ngãi, An Nhứt, Hắc Lăng, Long Điền, Long Hải, Long Thạnh và Phước Tỉnh. Quận Châu Thành gồm có 04 tổng và 36 làng.

Ngày 22-01-1934, giải thể quận Xuyên Mộc và quận Châu Thành. Đồng thời, thành lập quận Long Điền thuộc tỉnh Bà Rịa gồm tất cả các tổng của 02 quận này. Quận Long Điền gồm có 08 tổng và 57 làng.

Ngày 27-11-1934, thành lập làng Tam Phước thuộc tổng Phước Hưng Thượng từ ba làng Phước An, Phước Hưng và Phước Trinh. Tổng Phước Hưng Thượng còn lại 05 làng: Hội Mỹ, Long Mỹ, Lộc An, Phước Hải và Tam Phước. Địa bàn xã Tam An ngày nay gồm thôn Tam Phước thuộc tổng Phước Hưng Thượng; và các thôn An Nhứt, An Ngãi, Hắc Lăng, và Long Thạnh thuộc tổng An Phú Thượng.

Giai đoạn 1945 - 1975

Năm 1956, thành lập tỉnh Phước Tuy từ tỉnh Bà Rịa và Tỉnh Vũng Tàu, sáp nhập làng Hắc Lăng vào làng Tam Phước và sáp nhập làng Long Thạnh vào làng An Ngãi. Địa bàn xã Tam An ngày nay gồm các xã An Ngãi, An Nhứt và Tam Phước thuộc tổng An Phú Thượng, quận Long Điền, tỉnh Phước Tuy.

Giai đoạn sau 1975 - nay

Năm 1975, Địa bàn xã Tam An ngày nay gồm các xã An NgãiTam An huộc huyện Long Đất, tỉnh Đồng Nai.

Năm 1990, Địa bàn xã Tam An ngày nay gồm các xã An NgãiTam An huộc huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Năm 1999, Chia xã Tam An thành hai xã An Nhứt và Tam Phước. Địa bàn xã Tam An ngày nay gồm các xã An Ngãi, An Nhứt và Tam Phước thuộc huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15[1] về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025). Theo đó:

- Thành lập xã Tam An thuộc huyện Long Đất trên cơ sở: 5,98 km² toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 4.706 người của xã An Nhứt; toàn bộ 17,39 km² diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 9.457 người của xã An Ngãi và toàn bộ 13,75 km² diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 8.470 người của xã Tam Phước.

- Xã Tam An thuộc huyện Long Đất có 37,12 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 22.633 người.

Kinh tế - Xã hội

Đến nay, xã An Ngãi đã hoàn thành 19/19 tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025. Xã không có nợ đọng trong xây dựng NTM; kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, nhiều công trình giao thông, thủy lợi, điện, trường học, nhà văn hóa, chợ, nhà ở… được xây dựng và nâng cấp đầy đủ, khang trang.

Xã An Nhứt đã hoàn thành 19/19 tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025. Xã không có nợ đọng trong xây dựng NTM, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 của xã gần 90 triệu đồng/người/năm.

"Phong trào xây dựng NTM nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đã được lan tỏa sâu rộng trong các khu dân cư, được người dân trên địa bàn xã đồng thuận và hưởng ứng, mỗi ban ngành đoàn thể, tổ dân cư các ấp đều cùng nhau phát động phong trào xây dựng nhà sạch, ngõ sạch có cảnh quan môi trường ngày càng văn minh xanh, sạch, đẹp. Hiện nay những tuyến đường hoa đã thay thế dọc hai bên đường cho những bụi cỏ dại và những bãi rác nhỏ lẻ tự phát. Các phong trào, các cuộc vận động đã làm thay đổi hành vi, ý thức bảo vệ môi trường của người dân trên địa bàn xã".

Văn Hóa - Tôn giáo và tín ngưỡng

Đình thần: An Ngãi, Long Thạnh, An Nhứt, Hắc Lăng (di tích cấp tỉnh), Phước An, Phước Hưng, Phạm Quới Công.

Miễu bà: Cây Trường, An Cao Lầu, Đá Giăng, Tam Vì, An Nhứt.

Chùa: An Hòa, An Linh, Long An, Bảo An, Đông Phương, Châu Hưng, Long Hòa (di tích cấp tỉnh), Giác Đế, Bửu Quang, Thiên Thai (di tích cấp tỉnh), Thiên Bửu Tháp, Thiên Khánh, Thiên Bửu, Phước Linh, Sắc Tứ Vạn An Phước Trinh, Kim Sơn Tự, Hưng Long, An Long và An Bửu.

Nhà thờ: giáo điểm Tam Phước.

Thánh thất: Thánh thất An Nhứt.

Thắng Cảnh: Núi Dinh Cố, Núi Chân Tiên, cánh đồng lúa, cánh đồng ruộng muối.

Ẩm thực

- Làng nghề truyền thống bánh tráng An Ngãi.

- Làng nghề truyền thống ruộng muối An Ngãi.

- Bánh hỏi An Nhứt.

- Chợ quê An Nhứt.

Chú thích

  1. ^ a b c d e “Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2023 – 2025”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 24 tháng 10 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2024.
  2. ^ “Trăm năm làng nghề bánh tráng An Ngãi”. SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. 25 tháng 2 năm 2020.