Tổng thống Bangladesh

Tổng thống Cộng hòa Nhân dân Bangladesh
গণপ্রজাতন্ত্রী বাংলাদেশের রাষ্ট্রপতি
Con dấu tổng thống
Cờ tổng thống
Đương nhiệm
Mohammed Shahabuddin

từ ngày 24 tháng 4 năm 2023
Nguyên thủ quốc gia Cộng hòa Nhân dân Bangladesh
Chính phủ Bangladesh
Kính ngữ
Cương vịNguyên thủ quốc gia
Dinh thựCung Bengal
Bổ nhiệm bởiJatiya Sangsad
Nhiệm kỳNăm năm, được tái cử một nhiệm kỳ
Tuân theoHiến pháp Bangladesh
Tiền thânThống đốc Đông Pakistan
Người đầu tiên nhậm chứcSheikh Mujibur Rahman
Thành lập17 tháng 4 năm 1971; 53 năm trước (1971-04-17)
Cấp phóPhó Tổng thống Bangladesh (1971-1972; 1975-1991)
Lương bổng220.000 taka mỗi tháng
2.640.000 taka mỗi năm (bao gồm phụ cấp)
Websitewww.bangabhaban.gov.bd

Tổng thống Cộng hòa Nhân dân Bangladesh (গণপ্রজাতন্ত্রী বাংলাদেশের রাষ্ট্রপতিGaṇaprajātantrī Bangladesher Raṣhṭrôpôti) là nguyên thủ quốc gia của Bangladesh và là tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Bangladesh.

Chức vụ tổng thống được thành lập sau khi Bangladesh giành được độc lập vào năm 1971. Ban đầu, tổng thống được trao quyền hành pháp. Năm 1991, Bangladesh khôi phục nền dân chủ và thiết lập một thể chế đại nghị dựa trên hệ thống Westminster. Hiện tại, tổng thống là một chức vụ chủ yếu mang tính nghi lễ do Jatiya Sangsad bầu ra.

Cung Bengal là nơi ở và làm việc chính thức của tổng thống. Tổng thống được Jatiya Sangsad bầu ra theo hình thức biểu quyết công khai và thường đại diện cho đảng chiếm đa số trong Jatiya Sangsad.[1][2][3] Nhiệm kỳ của tổng thống là năm năm.[1]

Nhiệm vụ và quyền hạn

Tổng thống là nguyên thủ quốc gia mang tính nghi lễ. Điều 48 Hiến pháp quy định tổng thống thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo theo đề nghị của thủ tướng và Nội các nhưng có quyền yêu cầu Nội các họp bàn về vấn đề mà tổng thống xét thấy cần thiết và được thủ tướng thông báo thường xuyên về các vấn đề đối nội, đối ngoại.[4]

Quyền bổ nhiệm

Tổng thống bổ nhiệm những chức danh sau:[5]

  • thủ tướng trong số nghị sĩ Jatiya Sangsad và thành viên Nội các. Tổng thống miễn nhiệm thành viên Nội các theo yêu cầu của thủ tướng;
  • thẩm phán Tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới;
  • ủy viên và chủ tịch Ủy ban bầu cử Bangladesh;
  • ủy viên và chủ tịch Ủy ban công vụ Bangladesh;
  • tổng chưởng lý Bangladesh trong số người đủ tiêu chuẩn làm thẩm phán Tòa án tối cao;
  • tổng kiểm toán Bangladesh.

Quyền ân xá

Điều 49 Hiến pháp quy định tổng thống có quyền ân xá, hoãn thi hành án, miễn thi hành án, đình chỉ thi hành án và giảm hình phạt.[6]

Công bố luật

Điều 80 Hiến pháp quy định tổng thống công bố luật được Jatiya Sangsad thông qua chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày được trình tổng thống. Trong thời hạn đó, tổng thống có thể đề nghị Jatiya Sangsad xem xét lại luật, ngoại trừ dự toán ngân sách nhà nước. Trong trường hợp luật được Jatiya Sangsad thông qua lần nữa thì tổng thống công bố luật chậm nhất là bảy ngày, nếu không thì luật được coi là đã được tổng thống công bố.[7]

Hiệu trưởng

Luật Đại học tư thục 1992 quy định tổng thống là hiệu trưởng của tất cả các trường đại học tư thục ở Bangladesh.[8] Đối với các trường đại học công lập thì không có quy định tổng thống là hiệu trưởng vì việc thành lập một trường đại học công lập ở Bangladesh phải do một đạo luật quy định[9] nhưng theo thông lệ, tổng thống được chỉ định là hiệu trưởng của tất cả các trường đại học công lập.

Quy trình bầu cử

Tiêu chuẩn

Hiến pháp Bangladesh quy định người ứng cử tổng thống phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:[10]

  • đủ 35 tuổi trở lên;
  • đủ tiêu chuẩn ứng cử nghị sĩ Jatiya Sangsad. Một nghị sĩ mà trúng cử tổng thống thì phải từ chức nghị sĩ vào ngày nhậm chức tổng thống;
  • không bị bãi nhiệm theo thủ tục luận tội.

Điều 50 Hiến pháp quy định không ai được giữ chức vụ tổng thống quá hai nhiệm kỳ. Trong nhiệm kỳ của tổng thống, tổng thống không được ứng cử nghị sĩ Jatiya Sangsad.

Bầu cử

Tổng thống được Jatiya Sangsad bầu ra. Nhiệm kỳ của tổng thống là năm năm, không ai được giữ chức vụ tổng thống quá hai nhiệm kỳ. Khi tổng thống hết nhiệm kỳ, tổng thống tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Jatiya Sangsad bầu ra tổng thống.[11]

Tuyên thệ nhậm chức

Tổng thống phải tuyên thệ hoặc cam kết nhậm chức trước sự chứng kiến của Chủ tịch Jatiya Sangsad như sau:[12]

Tôi, (họ tên), xin tuyên thệ (hoặc cam kết) rằng tôi sẽ trung thành thực hiện nhiệm vụ của chức vụ Tổng thống Bangladesh theo pháp luật;

Tuyệt đối trung thành với Bangladesh;

Bảo vệ Hiến pháp;

Và đối xử đúng đắn với mọi người theo pháp luật một cách chí công vô tư"

— Phụ lục 3 Hiến pháp Bangladesh

Quyền miễn trừ

Điều 51 Hiến pháp quy định tổng thống không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, không thể bị bắt giữ và không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước tòa án, ngoại trừ trường hợp tổng thống bị Jatiya Sangsad bãi nhiệm theo thủ tục luận tội.[13]

Kế nhiệm

Điều 54 Hiến pháp Bangladesh quy định trong trường hợp tổng thống không làm việc được hoặc khuyết tổng thống thì chủ tịch Jatiya Sangsad giữ quyền tổng thống cho đến khi tổng thống làm việc được hoặc tổng thống mới được bầu.[14] Điều khoản này được sử dụng khi Chủ tịch Jatiya Sangsad Jamiruddin Sircar giữ quyền tổng thống sau khi Tổng thống A. Q. M. Badruddoza Chowdhury từ chức[15] và khi Tổng thống Zillur Rahman không làm việc được do bệnh tật và sau đó qua đời.[16]

Từ chức và bãi nhiệm

Tổng thống từ chức bằng cách thông báo cho chủ tịch Jatiya Sangsad bằng văn bản. Tổng thống cũng có thể bị Jatiya Sangsad bãi nhiệm trong trường hợp vi phạm hiến pháp hoặc có sai phạm nghiêm trọng. Jatiya Sangsad tiến hành thủ tục luận tội khi có ít nhất quá nửa tổng số nghị sĩ đề nghị và có quyền tự điều tra hoặc thành lập, chỉ định một cơ quan điều tra cáo buộc. Tổng thống có quyền tự bào chữa trong quá trình luận tội. Tổng thống bị bãi nhiệm ngay lập tức nếu hai phần ba số nghị sĩ Jatiya Sangsad biểu quyết tán thành.[13]

Nơi ở và làm việc

Cung Bengal là nơi ở và làm việc chính thức của tổng thống ở Dhaka.[17] Ngoài ra, tổng thống còn có một biệt thự ở Huyện Natore, được gọi là Cung Nhân dân phía Bắc.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b “The Constitution of the People's Republic of Bangladesh”. Legislative and Parliamentary Affairs Division, Ministry of Law, Justice and Parliamentary Affairs.
  2. ^ “Presidential Election Act, 1991”. CommonLII. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2011.
  3. ^ Chowdhury, M. Jashim Ali (6 tháng 11 năm 2010). “Reminiscence of a lost battle: Arguing for the revival of second schedule”. The Daily Star. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2011.
  4. ^ “The Constitution of the People's Republic of Bangladesh”. Legislative and Parliamentary Affairs Division, Ministry of Law, Justice and Parliamentary Affairs.
  5. ^ “The Constitution of the People's Republic of Bangladesh”. Legislative and Parliamentary Affairs Division, Ministry of Law, Justice and Parliamentary Affairs.
  6. ^ “The Constitution of the People's Republic of Bangladesh”. Legislative and Parliamentary Affairs Division, Ministry of Law, Justice and Parliamentary Affairs.
  7. ^ “The Constitution of the People's Republic of Bangladesh”. Legislative and Parliamentary Affairs Division, Ministry of Law, Justice and Parliamentary Affairs.
  8. ^ “The Private University Act, 1992”. Südasien-Institut. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2003. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2011.
  9. ^ “Ministry of Education – Law/Act”. Ministry of Education, Government of the People's Republic of Bangladesh. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2011.
  10. ^ “Chapter I-The President”. Prime Minister's Office of Bangladesh. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2012.
  11. ^ “Bangladesh 1972 (reinst. 1986, rev. 2014) Constitution - Constitute”. www.constituteproject.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2024.
  12. ^ Third Schedule After the 12th Amendment (PDF), Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2017, truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2018
  13. ^ a b “Constitution of the People's Republic of Bangladesh” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2011.
  14. ^ “The Constitution of the People's Republic of Bangladesh”. Legislative and Parliamentary Affairs Division, Ministry of Law, Justice and Parliamentary Affairs.
  15. ^ “Barrister Md. Jamiruddin Sircar”. Bangabhaban. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2011.
  16. ^ “Speaker acting as President”. bdnews24.com. 14 tháng 3 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2013.
  17. ^ “Brief History Of Bangabhaban”. President's Office.