Tô Nguyệt Đình

Tô Nguyệt Đình
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Bảo Hóa
Ngày sinh
(1920-10-01)1 tháng 10, 1920
Nơi sinh
Bà Rịa
Mất17 tháng 5, 1988(1988-05-17) (67 tuổi)
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Dân tộcKinh
Nghề nghiệp
Lĩnh vựcvăn học nghệ thuật, Văn học Việt Nam, tiểu thuyết lịch sử, báo chí
Sự nghiệp văn học
Bút danhTiêu Kim Thủy
Giai đoạn sáng tác1945–1988
Tác phẩmNam Bộ chiến sử

Tô Nguyệt Đình (1 tháng 10 năm 1920 – 17 tháng 5 năm 1988) là một nhà văn, nhà báo người Việt Nam.[1] Một trong nhiều bút hiệu khác của ông là Tiêu Kim Thủy.[2]

Tiểu sử

Tô Nguyệt Đình tên thật là Nguyễn Bảo Hóa. Ông sinh ngày 1 tháng 10 năm 1920 tại làng Phước Lễ, tỉnh Bà Rịa.[3] Từ năm 1945 đến 1954, ông viết tin địa phương cho các báo ở Sài Gòn như: Tin Điển, Ánh Sáng, Việt Thanh, Việt Báo... Từ năm 1955, ông lên Sài Gòn tiếp tục cộng tác với một số tờ báo tại đây và sống bằng nghề viết lách cho đến cuối đời. Bên cạnh việc viết báo, ông còn là một tay viết truyện ngắn nổi bật đương thời.[4]

Một số chức vụ:[5]

  • Cố vấn Nghiệp đoàn Ký giả Nam Việt
  • Cố vấn Hội Ái hữu Ký giả Việt Nam

Ông là một trong những người đứng đầu tổ chức ngày Ký giả đi ăn mày trước 1975.[6] Ông mất ngày 17 tháng 5 năm 1988. Tên ông sau đó được đặt cho một con đường ở Bà Rịa.

Tác phẩm

Văn học

  1. Ải Chi Lăng (truyện ngắn, Nhà xuất bản Việt Bút, 1947)[7]
  2. Bóng giai nhân (truyện ngắn, Nhà xuất bản Đoàn Kết, 1948)
  3. Mị Lan Hương (tiểu thuyết, Nhà xuất bản Tấn Phát, 1950)
  4. Bộ áo cà sa nhuộm máu (tiểu thuyết, Nhà xuất bản Tấn Phát, 1952)
  5. Chàng đi theo nước (tiểu thuyết, Nhà xuất bản Tấn Phát, 1953)[8]
  6. Bức địa đồ máu (tiểu thuyết, 1952)
  7. Tiếp Bội (tiểu thuyết, Nhà xuất bản Lá Dâu, 1957)[9]
  8. Mía sâu có đốt (tiểu thuyết, viết chung với Trang Thế Hy, Nhà xuất bản Lá Dâu, 1957)[10]

Biên khảo

  1. Nam Bộ chiến sử (Nhà xuất bản Lửa Sống 1949)[8]
  2. Phạm Hồng Thái (Nhà xuất bản Sống Mới 1957)[11]
  3. Tàn phá Cổ Am (Nhà xuất bản Tấn Phát 1958)[9]
  4. Chuyện xưa tích cũ (viết chung với Sơn Nam, 1958)[12]
  5. Việt Nam 25 năm máu lửa (Nhà xuất bản Khai Trí, 1971)

Tham khảo

  1. ^ Lê Văn Nghĩa (ngày 1 tháng 5 năm 2016). “Tình nghĩa giáo khoa... văn”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2021.
  2. ^ Nguyên Hùng (2003). Chém vè giữa làng báo Sài Gòn: hồi ký. Hà Nội: Nhà xuất bản Công an nhân dân. tr. 41. OCLC 181373173.
  3. ^ Trần Quang Vinh (ngày 14 tháng 11 năm 2019). “Danh nhân văn hóa Bà Rịa-Vũng Tàu: Nhà văn, nhà báo yêu nước Tô Nguyệt Đình”. Báo Bà Rịa Vũng Tàu. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2021.
  4. ^ Trần Hữu Tá (2000). Nhìn lại một chặng đường văn học. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 848 & 1074. OCLC 606595251.
  5. ^ Nguyẽ̂n Công Khanh (2006). Lịch sử báo chí Sài gòn-TP. Hồ Chí Minh, 1865-1995. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 381. OCLC 645830662.
  6. ^ Phan Mạnh Hùng (ngày 11 tháng 8 năm 2021). “Nguyễn Bảo Hóa - Nhà văn đất phương Nam”. Pháp Luật Plus. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2021.
  7. ^ Phương Thạch; Nguyễn Trọng Minh; Bùi Chí Hoàng (2005). Địa chí Bà Rịa-Vũng Tàu. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội. tr. 984. OCLC 607526628.
  8. ^ a b Vũ Hạnh (2008). Nguyễn Ngọc Phan (biên tập). Văn học thời kỳ 1945-1975 ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp. tr. 115. OCLC 325132041.
  9. ^ a b Ủy ban toàn quốc liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam (1998). 50 năm liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, 1948-1998. Hà Nội: Nhà xuất bản Hội nhà văn. tr. 113. OCLC 42736863.
  10. ^ Vũ Hạnh (2008). Nguyễn Ngọc Phan (biên tập). Văn học thời kỳ 1945-1975 ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 139. OCLC 325132041.
  11. ^ Lê Minh Quốc (2005). Chuyện tình của các danh nhân Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. tr. 466. OCLC 67615401.
  12. ^ Cục xuất bản Việt Nam (2007). Mục lục sách xuất bản 2006 tại Việt Nam. Cục xuất bản. tr. 989. OCLC 608068565.

Liên kết ngoài