Tái Thuyên

Tái Thuyên
載銓
Thân vương nhà Thanh
Hòa Thạc Định Thân vương
Tại vị1836 - 1854
Tiền nhiệmDịch Thiệu
Kế nhiệmPhổ Hú
Thông tin chung
Sinh(1794-09-15)15 tháng 9, 1794
Mất6 tháng 11, 1854(1854-11-06) (60 tuổi)
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La Tái Thuyên
(愛新覺羅 載銓)
Tên hiệu
Quân Lâm Chủ nhân (筠邻主人)
Hành Hữu Hằng đường (行有恒堂)
Thụy hiệu
Hòa Thạc Định Mẫn Thân vương
(和碩定敏親王)
Hoàng tộcÁi Tân Giác La
Thân phụĐịnh Đoan Thân vương
Dịch Thiệu
Thân mẫuTrắc Phúc tấn Lý Giai thị

Tái Thuyên (chữ Hán: 載銓; tiếng Mãn: ᡯᠠᡳ ᠴᡳᡠᠸᠠᠨ, Möllendorff: dzai ciowan;[1] 15 tháng 9 năm 17946 tháng 11 năm 1854), hiệu Quân Lân Chủ nhân (筠邻主人),[2] thất danh[a] Hành Hữu Hằng đường (行有恒堂), Thế Trạch đường (世泽堂) và Hằng đường (恒堂),[3] Ái Tân Giác La, là một nhân vật Hoàng thất của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.

Cuộc đời

Tái Thuyên được sinh ra vào giờ Hợi, ngày 22 tháng 8 (âm lịch) năm Càn Long thứ 59 (1794), trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là con trai trưởng của Định Đoan Thân vương Dịch Thiệu, mẹ ông là Trắc Phúc tấn Lý Giai thị (李佳氏).

Thời Gia Khánh

Năm Gia Khánh thứ 5 (1800), ông được ban mũ mão Tứ phẩm (四品顶戴). 5 năm sau được ban mũ mão Tam phẩm. Năm thứ 12 (1807), ông trở thành Thư đồng trong Thượng thư phòng.[4] Năm thứ 14 (1809), được ban mũ mão Nhị phẩm. Năm thứ 15 (1810), tháng 7, nhậm chức Càn Thanh môn Thị vệ (乾清門侍衛), được hành tẩu tại Càn Thanh môn.[5] Năm thứ 16 (1811), tháng 11, thụ Ngự tiền Thị vệ (御前侍衛), được hành tẩu tại Ngự tiền. Năm thứ 19 (1814), tháng 11, nhậm Phó Đô thống Mông Cổ Chính Hoàng kỳ.[5] Năm thứ 20 (1815), tháng 4, ông được lệnh đến tế rượu Vinh Khác Quận vương Miên Ức.[6]

Năm thứ 21 (1816), tháng 4, thụ chức Phụng Thần viện Chính khanh.[5] Tháng 7, ông kiêm quản lý Ngự thuyền xử, trở thành Ngự thuyền xử Thống lĩnh Đại thần. Tháng 8, Bối tử Dịch Thuần[Chú 1] qua đời, ông được lệnh mang theo Đà la kinh bị đến tế điện.[7] Tháng 11 cùng năm, ông được phong tước Nhị đẳng Phụ quốc Tướng quân.[8] Năm thứ 22 (1817), tháng 9, thụ Nội các Học sĩ,[9] ban hàm Lễ bộ Thị lang.[10] Năm thứ 23 (1818), ông theo Gia Khánh Đế đến Thịnh Kinh,[11] sau lại đến đầm Bạch Long ở huyện Mật Vân cầu mưa.[12] Tháng 11, nhậm Tả dực Tiền phong Thống lĩnh.[b] Năm thứ 25 (1820), ông được lệnh đến tế rượu Di Thân vương Tái Phường (载坊).[13]

Thời Đạo Quang

Năm Đạo Quang nguyên niên (1821), tháng 6, thụ Đô thống Hán quân Chính Hồng kỳ. Tháng 8, Túc Cung Thân vương Vĩnh Tích qua đời, ông được phái mang Đà la kinh bị ban thưởng đến.[14] Năm thứ 3 (1823), tháng giêng, ông được thăng tước Nhị đẳng Trấn quốc Tướng quân.[8] Tháng 10 cùng năm, quản lý sự vụ Hỏa khí doanh (火器營). Năm thứ 4 (1824), ông được phép cưỡi ngựa trong Tử Cấm Thành.[15] Năm thứ 5 (1825), tháng 7, quản lý sự vụ Kiện duệ doanh. Cùng năm, ông thay quyền Đô thống Hán Quân Chính Lam kỳ,[16] quản lý bốn kỳ Hữu dực.[17] Năm thứ 6 (1826), ông được lệnh đến tế rượu Duệ Cần Thân vương Đoan Ân.[18] Năm thứ 8 (1828), tiếp tục được lệnh đến tế rượu Mãn Châu Ba Cha Nhĩ (满珠巴咱尔)[19] – Quận vương (hàm Thân vương) của Khách Lạt Thấm, đồng thời là Đa La Ngạch phò, hôn phu của Huyện chúa – con gái của Định Cung Quận vương Miên Ân. Đồng nghĩa với việc Huyện chúa này chính là chị gái của Dịch Thiệu, cô ruột của Tái Thuyên.

Năm thứ 10 (1830), ông thay quyền Đô thống Mông Cổ Tương Hồng kỳ.[20] Năm thứ 11 (1831), tháng giêng, lại thăng làm Bất nhập Bát phân Trấn quốc công.[8] Cùng năm, ông tiếp tục đến huyện Mật Vân cầu mưa,[21] đến Nhiệt Hà kiểm tra công trình Hành cung.[22] Năm thứ 12 (1832), ông thay quyền sự vụ Loan Nghi vệ.[23] Tháng 11, nhậm Nội đại thần. Cùng năm ông chính thức nhậm Loan nghi vệ Chưởng vệ sự Đại thần.[24] Năm thứ 13 (1833), tháng 5, ông phụng chỉ ở Ngự tiền Đại thần thượng học tập hành tẩu.[25] Năm thứ 14 (1834), tháng giêng, thụ Chính Hoàng kỳ Lĩnh Thị vệ Nội đại thần.[26] Tháng 7 cùng năm, nhậm Sùng Văn môn Giám sát. Tháng 9, nhậm Hậu hộ Đại thần (後护大臣).[27] Tháng 10, diễn ra lễ sách lập Hoàng hậu của Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu, ông được làm lễ cáo tế. Tháng 11 nhậm chức Lễ bộ Thượng thư. Tháng 12 nhậm Kinh diên Giảng quan. Năm thứ 15 (1835), tháng 2, nhậm chức Tổng am đạt[c] quản lý sự vụ Hổ thương doanh. Tháng 5 cùng năm, tấn thăng làm Phụng ân Phụ quốc công.[8] Tháng 6, ông nhậm chức Công bộ Thượng thư,[28] thay cho Tông thất Kính Trưng (敬徵) – con trai thứ tư của Túc Cung Thân vương Vĩnh Tích. Tháng 7 thụ Tổng lý Hành dinh sự vụ đại thần. Tháng 12 quản lý sự vụ Thiện phác doanh. Cuối năm, ông chịu trách nhiệm các lễ tế đưa tử cung của Hiếu Mục Hoàng hậuHiếu Thận Hoàng hậu phụng an Địa cung.[29]

Năm thứ 16 (1836), tháng 9, điều làm Đô thống Mãn Châu Tương Lam kỳ. Tháng 11 cùng năm, quản lý sự vụ Võ Bị điện, thụ chức Duyệt binh đại thần (閱兵大臣). Cùng tháng đó, phụ thân ông qua đời, ông được tập tước Định Thân vương đời thứ 5, nhưng Định vương phủ không phải thừa kế võng thế, nên ông chỉ được phong làm Định Quận vương (定郡王),[8] được ban thưởng Tam nhãn Hoa linh,[d] đồng thời thủ hiếu 100 ngày.[26][30] Năm thứ 17 (1837), Đạo Quang Đế ban cho ông 3 vạn lượng để lo việc mồ mả cho cha ông là Dịch Thiệu.[31] Tháng 3, ông phụng chỉ ở Nội đình hành tẩu.[32] Cùng năm, ông thay quyền Đô thống Mãn Châu Tương Bạch kỳ.[33] Năm thứ 18 (1838), tháng 4, ông quản lý sự vụ Phụng Thần viện. Cùng năm, thay quyền Đô thống Mãn Châu Tương Hoàng kỳ.[34] Năm thứ 19 (1839), tháng 5, nhậm chức Tông Nhân phủ Tông lệnh.[35] Năm thứ 20 (1840), tháng giêng, thụ Chưởng vệ sự đại thần (掌衛事大臣). Năm thứ 21 (1841), tháng 11, quản lý Hữu dực Cận chi Tộc trưởng.[e] Năm thứ 23 (1843), ông thay quyền Loan nghi vệ Chưởng vệ sự Đại thần.[36]

Năm thứ 25 (1845), tháng 2, quản lý sự vụ Tông Nhân phủ Ngân khố. Lần lượt thay quyền Đô thống Mãn Châu Tương Hoàng kỳ[37]Chính Hồng kỳ.[38] Tháng 8 cùng năm, quản lý sự vụ Khâm Thiên giám Toán học,[39] cho phép không cần tại Ngự tiền Đại thần thượng hành tẩu, tiếp tục được hành tẩu tại Nội đình. Tháng 9 được gia ân được phép ngồi kiệu nhỏ trong Tử Cấm Thành. Năm thứ 26 (1846), ông nhậm Chính Hoàng kỳ Lĩnh thị vệ Nội đại thần.[40] Tháng 10, nhậm Ngọc Điệp quán Tổng tài. Trong 3 năm liên tiếp từ 1846 đến 1848, ông ba lần được phái đến Thanh Đông lăngThanh Tây lăng yết lăng. Năm thứ 29 (1849), tháng 12 (tức tháng 1 năm 1850), ông được lệnh quản lý đại tang của Đại hành Hoàng thái hậu (tức Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu).[41] Cũng khoảng thời gian này, ông được lệnh đến Xương Tây lăng chuẩn bị khởi công. Năm thứ 30 (1850), tháng giêng, Đạo Quang Đế qua đời, ông tiếp tục quản lý tang nghi của Đại hành Hoàng đế.[42] Cũng trong năm này, mẹ ông qua đời, ông được ban thưởng 5 trăm lượng bạc để lo liệu tang lễ của mẹ.[43]

Thời Hàm Phong

Năm Hàm Phong nguyên niên (1851), ông mang ấn Nội phiên Thư phòng.[44] Tháng 9, thay quyền Bộ quân Thống lĩnh,[45] năm sau thì chính thức nhậm chức.[46] Năm thứ 3 (1853), tháng 2, ông được ban thưởng thêm hàm Thân vương, được hưởng toàn bộ bổng lộc của Thân vương.[47] Năm thứ 4 (1854), ngày 16 tháng 9 (âm lịch), buổi trưa, ông qua đời, thọ 61 tuổi, được truy phong Định Mẫn Thân vương (定敏親王).[48]

Gia quyến

  • Đích Phúc tấn: Qua Nhĩ Giai thị (瓜爾佳氏), con gái của Tri phủ Khánh Phúc (慶福).
  • Con thừa tự: Phổ Hú (溥煦; 18311907), là con trai thứ năm của Tam đẳng Phụ quốc Tướng quân Tái Minh (載銘) – anh họ trong tộc của ông. Năm 1854 được cho làm con thừa tự và được tập tước Định Thân vương. Sau khi qua đời được truy thụy Định Thận Quận vương (定慎郡王). Có bốn con trai.

Ghi chú

  1. ^ Dịch Thuần (奕純), con trai trưởng của Bối tử Miên Đức, là trưởng tôn của Định An Thân vương Vĩnh Hoàng. Việc Dịch Thuần sinh hạ con trai trưởng, cũng tức là "nguyên tôn" cho Càn Long đã khiến Càn Long trở thành Hoàng đế duy nhất của nhà Thanh được hưởng "Ngũ thế đồng đường".

Tham khảo

  1. ^ Phòng hồ sơ Minh - Thanh, Số 214337, 199900, 199843, 190031
  2. ^ Hummel 1943, tr. 69, Quyển 3
  3. ^ Dương Đình Phúc & Dương Đồng Phủ 2001, tr. 1587, Quyển hạ
  4. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1824, tr. 258, Quyển 173
  5. ^ a b c Ngọc điệp, tr. 108 - 111, Quyển 1, Giáp 1
  6. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1824, tr. 31, Quyển 304
  7. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1824, tr. 202, Quyển 317
  8. ^ a b c d e Triệu Nhĩ Tốn 1928, tr. 7847, Chú thích tập 10, Quyển 228
  9. ^ Tiễn Thực Phủ 1980, tr. 1029, Quyển 2
  10. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1824, tr. 410, Quyển 334
  11. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1824, tr. 494, Quyển 340
  12. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1824, tr. 512, Quyển 341
  13. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1856, tr. 214, Quyển 11
  14. ^ Phòng hồ sơ Minh - Thanh, Số 128286
  15. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1856, tr. 219, Quyển 75
  16. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1856, tr. 460, Quyển 90
  17. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1856, tr. 502, Quyển 93
  18. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1856, tr. 596, Quyển 98
  19. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1856, tr. 151, Quyển 141
  20. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1856, tr. 687, Quyển 173
  21. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1856, tr. 1018, Quyển 191
  22. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1856, tr. 1098, Quyển 196
  23. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1856, tr. 64, Quyển 208
  24. ^ Phòng hồ sơ Minh - Thanh, Số 190396
  25. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1856, tr. 941 - 942, Quyển 259
  26. ^ a b Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1856, tr. 506, Quyển 291
  27. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1866, tr. 689, Quyển 51
  28. ^ Tiễn Thực Phủ 1980, tr. 278 - 279, Quyển 1
  29. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1856, tr. 228, Quyển 274
  30. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1856, tr. 570, Quyển 295
  31. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1856, tr. 613, Quyển 297
  32. ^ Phòng hồ sơ Minh - Thanh, Số 200328
  33. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1856, tr. 648, Quyển 299
  34. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1856, tr. 880, Quyển 313
  35. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1856, tr. 1051, Quyển 322
  36. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1856, tr. 114, Quyển 397
  37. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1856, tr. 204, Quyển 415
  38. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1856, tr. 261, Quyển 419
  39. ^ Phòng hồ sơ Minh - Thanh, Số 136111, 203651
  40. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1856, tr. 388, Quyển 430
  41. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1856, tr. 971 - 972, Quyển 475
  42. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1866, tr. 70, Quyển 1
  43. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1866, tr. 101, Quyển 4
  44. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1866, tr. 410, Quyển 29
  45. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1866, tr. 465, Quyển 33
  46. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1866, tr. 929, Quyển 71
  47. ^ Phòng hồ sơ Minh - Thanh, Số 143901
  48. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1866, tr. 554, Quyển 145

Tài liệu

  • Ngọc điệp. “Ái Tân Giác La Tông phổ”.
  • Phòng hồ sơ Minh - Thanh. “Nội các đại khố đương án”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2020.
  • Triệu Nhĩ Tốn (1928). “Thanh sử cảo”.
  • Dương Đình Phúc, 杨廷福; Dương Đồng Phủ, 杨同甫 (2001). 清人室名别称字号索引 [Tra cứu thất danh biệt xưng tự hiệu của người nhà Thanh] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Cổ tịch Thượng Hải. ISBN 9787532529711.
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1824). Tào Chấn Dong, 曹振鏞; Đới Quân Nguyên, 戴均元 (biên tập). 仁宗睿皇帝實錄 [Nhân Tông Duệ Hoàng đế Thực lục] (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2020.
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1856). Văn Khánh, 文庆; Hoa Sa Nạp, 花沙納 (biên tập). 宣宗成皇帝實錄 [Tuyên Tông Thành Hoàng đế Thực lục] (bằng tiếng Trung).
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1866). Cổ Trinh, 賈楨; Chu Tổ Bồi, 周祖培; Chu Thập Hồn Bố, 倭什珲布 (biên tập). 文宗顯皇帝實錄 [Văn Tông Hiển Hoàng đế Thực lục] (bằng tiếng Trung).
  • Hummel, Arthur W. Sr (2018). Eminent Chinese of the Qing Period: 1644-1911/2 (bằng tiếng Anh). Berkshire Publishing Group. ISBN 9781614728498.
  • Tiễn Thực Phủ, 錢實甫 (1980). 清代职官年表 [Thanh đại chức quan niên biểu] (bằng tiếng Trung). Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101015980.


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng