Satsuma-ageSatsuma-age (薩摩揚げ Tát Ma duơng) là món chả cá chiên có xuất xứ từ vùng Kagoshima, Nhật Bản. Surimi được trộn với bột mỳ để tạo thành một khối rắn tròn, sau đó được đem đi chiên. Đây là món ăn đặc sản của vùng Satsuma và được biết đến với nhiều tên gọi biến thể khác nhau trên khắp nước Nhật. Bột nhão dùng để chế biến được làm từ cá, sau đó nêm muối, đường và các loại gia vị khác rồi nặn thành nhiều hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, bột bánh không chỉ được làm từ cá xay không mà còn có thể cho thêm mộc nhĩ, beni shōga, hành tây, hành tây xứ Wales và các loại rau khác, ngoài ra còn có một số loại hải sản như mực, bạch tuộc, tôm cùng một số loại gia vị. Ở các làng chài, nó còn được làm từ các loại cá địa phương như cá mòi, cá mập, cá ngừ hoặc cá thu. Thông thường, món ăn này được làm bằng cách trộn hai loại cá trở lên. Satsuma-age có thể được ăn không hoặc rang lên và chấm với gừng, nước tương và nước tương có nêm thêm mù tạt. Món ăn này cũng được ăn kèm với oden, udon, sara udon hoặc nimono (một món hầm của Nhật). Thành phầnSatsuma-age thường sử dụng cá tuyết làm nhân; tuy nhiên, do trữ lượng cá tuyết đã cạn kiệt nên các giống cá trắng khác đã được sử dụng thay thế, chẳng hạn như cá tuyết chấm đen hoặc cá tuyết trắng. Bên cạnh đó, các loại cá béo như cá hồi cũng được sử dụng làm cho Satsuma-age có hương vị khác biệt hơn so với truyền thống. Các loại cá dùng để làm surimi (tiếng Nhật:擂り身, nghĩa đen là " thịt cá xay ") bao gồm:
Lịch sửCó nhiều giả thuyết khác nhau về sự ra đời của Satsuma-age, nhưng vùng nổi tiếng nhất là quận Satsuma ở Kagoshima.[1] Người ta nói rằng, vào khoảng năm 1864, gia tộc Shimazu đã mang món ăn này từ Okinawa đến Satsuma thông qua một số cuộc trao đổi và xâm lược lãnh thổ.[2] Vào thời đó, người dân Okinawa gọi món chả cá chiên/luộc là chigiage. Sau khi được đưa đến Kagoshima, món ăn này được chế biến lại dưới dạng tsukiage và được chọn là một trong 100 món ăn địa phương ngon nhất. Tên gọi theo từng vùng miềnTùy từng vùng mà món ăn được gọi với những tên gọi khác nhau.[3] Ở Tōhoku và vùng Kantō, nó được gọi là "Satsuma-age" theo nơi xuất xứ của nó ở Kagoshima. Ở vùng Chubu, nó được gọi là "Hanpen". Người Hokkaido và phía tây Nhật Bản gọi nó là "Tempura" (khác với Tempura).[4] Ở Kyushu và Okinawa, món ăn này được gọi là "Tempura", "Tsukeage" hoặc "Chikiagi". Các biến thể
Các biến thể bên ngoài Nhật Bản
Xem thêmTham khảo
Liên kết ngoài |