Với cấp sao biểu kiến là −0,05, sao Đại Giác là sao sáng nhất trên bầu trời bán cầu bắc và là sao sáng thứ 4 trên bầu trời đêm, sau sao Thiên Lang (cấp sao biểu kiến là −1,46), sao Lão Nhân (−0,72) và Alpha Centauri (cấp sao kết hợp lại (combined magnitude) là −0,27).[12] Tuy nhiên, α Centauri AB là một hệ sao đôi, trong đó cả hai ngôi sao thành viên đều không sáng bằng sao Đại Giác. Điều này làm cho sao Đại Giác trở thành sao riêng lẻ (individual star) sáng thứ ba, đứng ngay trước α Centauri A (tên chính thức là Rigil Kentaurus), có cấp sao biểu kiến là −0,01.[13] Nhà toán học và thiên văn học người Pháp Jean-Baptiste Morin đã quan sát sao Đại Giác vào ban ngày bằng kính viễn vọng vào năm 1635. Sao Đại Giác có thể được quan sát thấy bằng mắt thường vào thời điểm trước lúc hoặc vào lúc Mặt Trời lặn.[13]
Sao Đại Giác có thể được quan sát thấy ở cả hai bán cầu của Trái Đất vì nó nằm ở 19° bắc của xích đạo thiên cầu. Ngôi sao này đạt đỉnh điểm vào nửa đêm ngày 27 tháng 4 và lúc 9 giờ tối ngày 10 tháng 6, có thể nhìn thấy vào cuối mùa xuân ở phía bắc hoặc mùa thu ở phía nam.[14] Ở Bắc Bán cầu, cách dễ dàng để tìm thấy sao Đại Giác là dựa vào đường vòng cung tưởng tượng xuất phát từ khoảnh sao Bắc Đẩu (hình 1). Nếu tiếp tục dựa vào hướng đi của đường vòng cung tưởng tượng nhưng theo đường thẳng, người ta có thể tìm ra sao Alpha Virginis.[15][16]
Hình ảnh
Ảnh quang học của sao Đại Giác.
So sánh kích thước của sao Đại Giác, Mặt Trời và sao Antares (sao Tâm Tú Nhị).
Sao Đại Giác.
Sao Đại Giác, sao sáng nhất trong chòm sao Mục Phu.
^ abcdeDucati, J. R. (2002). “VizieR Online Data Catalog: Catalogue of Stellar Photometry in Johnson's 11-color system”. CDS/ADC Collection of Electronic Catalogues. 2237: 0. Bibcode:2002yCat.2237....0D.
^Keenan, Philip C.; McNeil, Raymond C. (1989). “The Perkins catalog of revised MK types for the cooler stars”. The Astrophysical Journal Supplement Series. 71: 245. Bibcode:1989ApJS...71..245K. doi:10.1086/191373.