Sadiq Khan

Sadiq Khan

Đại biểu quốc hội
Thị trưởng London
Nhậm chức
8 tháng 5 năm 2016
Shadow Minister for London
Nhiệm kỳ
16 tháng 1 năm 2013 – 11 tháng 5 năm 2015
Lãnh đạoEd Miliband
Tiền nhiệmTessa Jowell
Kế nhiệmVacant
Shadow Secretary of State for Justice
Shadow Lord Chancellor
Nhiệm kỳ
8 tháng 10 năm 2010 – 11 tháng 5 năm 2015
Lãnh đạoEd Miliband
Tiền nhiệmJack Straw
Kế nhiệmThe Lord Falconer of Thoroton
Shadow Secretary of State for Transport
Nhiệm kỳ
14 tháng 5 năm 2010 – 8 tháng 10 năm 2010
Lãnh đạoHarriet Harman
Ed Miliband
Tiền nhiệmThe Lord Adonis
Kế nhiệmMaria Eagle
Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải
Nhiệm kỳ
8 tháng 6 năm 2009 – 11 tháng 5 năm 2010
Thủ tướngGordon Brown
Tiền nhiệmThe Lord Adonis
Kế nhiệmTheresa Villiers
Bộ trưởng bộ Cộng đồng
Nhiệm kỳ
4 tháng 10 năm 2008 – 8 tháng 6 năm 2009
Thủ tướngGordon Brown
Tiền nhiệmParmjit Dhanda
Kế nhiệmShahid Malik
Đại biểu quốc hội
địa phận Tooting
Nhậm chức
5 tháng 5 năm 2005
Tiền nhiệmTom Cox
Số phiếu2,842 (5.3%)
Thông tin cá nhân
Sinh
Sadiq Aman Khan

8 tháng 10, 1970 (54 tuổi)
Tooting, London, Vương quốc Anh
Đảng chính trịCông đảng Anh
Phối ngẫuSaadiya Ahmed (1994– hiện tại)[1]
Con cái2
Alma materUniversity of North London
College of Law
WebsiteOfficial website

Sadiq Aman Khan [3] (sinh ngày 8 tháng 10 năm 1970) là một chính trị gia người Anh thuộc Công đảng Anh, thành viên của Quốc hội (MP) cho Tooting từ năm 2005 và là Thị trưởng London, thành phố lớn nhất châu Âu với 8,6 triệu dân, kể từ tháng 5 năm 2016. Với chức vụ mới này ông trở thành thị trưởng London đầu tiên, và như vậy cũng là thị trưởng một thủ đô lớn đầu tiên của phương Tây theo đạo Hồi.[4] Về ý thức hệ, ông thuộc cánh dân chủ xã hội trung hòa của đảng.

Sinh ra tại London trong một gia đình lao động Pakistan Anh, Khan có bằng cử nhân luật tại Đại học Bắc London. Sau đó, ông bắt đầu làm việc như một luật sư chuyên về nhân quyền. Khan là một ủy viên hội đồng của London Borough Wandsworth từ năm 1994 đến năm 2006.

Thời thơ ấu

Khan sinh ra tại Bệnh viện St George ở Tooting, Nam London, người con thứ năm trong một gia đình nhập cư Pakistan có 8 đứa con (bảy con trai và một con gái).[5][6]

Ông bà ông di cư từ Ấn Độ sang Pakistan sau việc phân chia Ấn Độ vào năm 1947, và cha mẹ ông di cư đến Anh từ Pakistan trong thời gian ngắn trước khi Khan sinh ra. Người cha quá cố của ông, Amanullah Khan, làm việc như là một tài xế xe buýt trong hơn 25 năm qua; mẹ ông, Sehrun là một người thợ may.[5]

Khan làm việc ngay từ lúc nhỏ, "Tôi được bao quanh bởi mẹ và cha làm việc suốt ngày, vì vậy ngay sau khi tôi có thể đi làm thêm kiếm tiền, tôi có ngay một công việc. Tôi đi giao báo, một công việc vào ngày thứ bảy - Một số mùa hè, tôi đã làm việc trong một công trường xây dựng ".[5] Gia đình tôi tiếp tục gửi tiền về cho người thân ở Pakistan", bởi vì chúng tôi may mắn được ở đất nước này " [5]

Khan và anh chị em của mình lớn lên trong một căn hộ nhà xã hội có ba phòng ngủ, thuộc bất động sản của Hoàng tử Henry ở Earlsfield. Ông theo học trường tiểu học Fircroft và trường cao đẳng Ernest Bevin. Khan học khoa học và toán học tại cấp A-level, với hy vọng được nhận học làm nha sĩ. Một giáo viên ở đó đã khuyên ông học luật, vì ông ưa thích tranh luận. Gợi ý của giáo viên, cùng với chương trình truyền hình LA Law, đã gây cảm hứng cho Khan để làm điều đó. Cho nên ông theo học luật tại Đại học Bắc London.[5]

Hành nghề luật sư

Sau khi đậu bằng luật sư 1994, ông thực tập tại văn phòng luật sư nhân quyền Louise Christian. Từ 1997-2005, ông là một đối tác trong công ty luật Christian Khan với Louise Christian.[5][7]

Trong suốt sự nghiệp luật sư của ông, ông hoạt động trong những hành động chống lại cảnh sát, luật lao động và pháp luật phân biệt đối xử, đánh giá tư pháp, thẩm tra và tội phạm, và đã tham gia vào các vụ bao gồm:

  • Bubbins và Vương quốc Anh (Tòa án Nhân quyền châu Âu - việc các cảnh sát thiện xạ bắn một cá nhân không mang vũ khí) [8]
  • HSU và Thompson vs Cảnh sát Đô thị (bắt giữ sai trái / những thiệt hại do cảnh sát gây ra) [9]
  • Reeves vs Cảnh sát sát Đô thị (nhiệm vụ chăm sóc cho các tù nhân) [10]
  • Murray vs CAB (đối xử phân biệt) [11]
  • Ahmed vs Đại học Oxford (phân biệt chủng tộc đối với một sinh viên) [12]
  • Tiến sĩ Jadhav vs Ngoại trưởng Y tế (phân biệt chủng tộc trong việc làm của bác sĩ Ấn Độ bởi cơ quan y tế) [13]
  • CI Logan vs Cảnh sát Đô thị (phân biệt chủng tộc) [14]
  • Supt Dizaei vs Cảnh sát Đô thị (những thiệt hại do cảnh sát gây ra, đối xử phân biệt) [15]
  • Cuộc điều tra về cái chết của David Rocky Bennett (bị ghì giữ) [16]
  • Cảnh sát giữ nhiều người trên đường cao tốc vì sợ gây rối.[17]
  • Farrakhan vs bộ trưởng nội vụ (Đạo luật Nhân quyền) [18]
  • Vào tháng 2 năm 2000, Khan đại diện cho một nhóm các diễn viên người Kurd đã bị bắt giữ bởi cảnh sát thủ đô trong một buổi tập vở kịch của Harold Pinter Mountain Language (núi Ngôn ngữ), đảm bảo £ 150.000 bồi thường thiệt hại vì bắt giữ sai trái và chấn thương tâm lý gây ra.[19]
  • McDowell và Taylor vs Cảnh sát Đô thị: Leroy McDowell và Wayne Taylor đã kiện thành công các cảnh sát Đô thị vì tấn công và bỏ tù sai trái.[20]

Đại biểu quốc hội

Trước khi vào Quốc hội, Khan đại diện cho Tooting như một thành viên Hội đồng cho London Borough của Wandsworth 1994-2006, và đã được tặng danh hiệu danh dự Alderman của Wandsworth khi thôi không hoạt động chính trị địa phương.[21]

Năm 2005 ông đại diện cho Công đảng Anh được bầu làm đại biểu quốc hội (MP) tại Tooting, một trong 5 đại biểu mới thuộc dân tộc thiểu số, và giữ chức vụ này cho tới hiện tại sau 2 lầm tái đắc cử.[22]

Khan đã được trao giải "Nhân vật mới của năm" 2005 của báo Spectator trong giải thưởng Nghị sĩ của năm "cho ý tưởng bất khuất và sự rõ ràng mà ông đã bày tỏ về những vấn đề rất khó khăn về khủng bố Hồi giáo".[23] Vào tháng 8 năm 2006, ông đã ký vào một bức thư ngỏ gởi đến Tony Blair chỉ trích chính sách đối ngoại của ông ta.[24]

Bộ trưởng chính phủ

Sadiq Khan phát biểu2011

Khi Thủ tướng Gordon Brown cải tổ nội các vào ngày 3 tháng 10 năm 2008, Khan đã được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Cộng đồng, thay thế Parmjit Dhanda, và trở thành người Hồi giáo thứ hai được phục vụ trong Chính phủ của Nữ hoàng Anh. Trước Hạ viện trong tháng 1 năm 2009, Khan chỉ trích Giáo hoàng về việc ông phục hồi chức năng của giám mục Richard Williamson sau nhận xét ​​của ông ta về Holocaust, một động thái mà Khan miêu tả là "rất không lành mạnh" và "mối quan tâm lớn".[25]

Năm 2009, ông trở thành người Hồi giáo đầu tiên được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.[26] Khan được cho là đại biểu quốc hội và bộ trưởng chính phủ đầu tiên đã sử dụng Twitter khi ông dùng nó để loan báo được thăng chức làm Bộ trưởng Giao thông vận tải.[25]

Trong tháng 3 năm 2010, Khan công khai tuyên bố rằng trong năm thứ hai kế tiếp ông sẽ không nhận tăng lương như một MP hoặc Bộ trưởng, nói là, "Vào thời điểm khi nhiều người ở Tooting và cả nước đang phải chấp nhận lương bị "đóng băng" tôi không nghĩ nó thích hợp cho các nghị sĩ chấp nhận tăng lương." [27] Đối với nhiệm vụ 15 tháng đầu tiên của mình trong Chính phủ hoàng gia, ông đã chọn không lấy tiền lên lương của bộ trưởng, cho là đã kiếm đủ tiền như là một luật sư.

Quan điểm chính trị

Viết cho báo The Spectator, nhà bình luận chính trị Nick Cohen mô tả Khan là một nhà chính trị dân chủ xã hội trung tả,[28] trong khi nhà báo Amol Rajan gọi ông là "một người cầm đuốc cho cánh dân chủ xã hội" của Đảng Lao động.[29] BBC mô tả Khan thuộc nhóm soft left (nhóm đứng giữa cánh tả của Công đảng Anh).[30]

Khan cho biết đã nhận được đe dọa ám sát vì đã bỏ phiếu ủng hộ luật Hôn nhân đồng tính. Có một fatwa đưa ra chống lại ông, trong đó một Imam tuyên bố ông không còn là một người Hồi giáo.[31]

Nhận định

  • Về việc Donald Trump dự định cấm tạm thời người Hồi giáo tới Mỹ, trong một cuộc phỏng vấn với báo Time, Khan cho biết, ông có thể bị bắt buộc phải vượt Đại Tây Dương trước cuộc bầu cử tổng thống để gặp các thị trưởng Mỹ. Khi được hỏi liệu Sadiq Khan có bị cấm, Trump trả lời báo the New York Times, là luôn có ngoại lệ. Tuy nhiên Khan không chấp nhận việc này, và cho là sự thiếu hiểu biết về đạo Hồi của Trump chỉ làm 2 nước mất an ninh hơn.[32]

Gia đình

Sadiq Khan lúc đang thực tập luật sư năm 1994 gặp và lấy vợ, Saadiya Ahmed, cũng là một luạt sư và tình cờ cũng là con của một người tài xế xe buýt. Họ cùng có hai người con gái, Anisah và Ammarah.[22]

Tham khảo

  1. ^ Bindmans. “Saadia Khan – Bindmans LLP”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  2. ^ Khan, Sadiq. “Question Time”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  3. ^ “Tooting Constituency – Parliamentary election results May 2015 – Wandsworth Council”.
  4. ^ Robert Booth (ngày 6 tháng 5 năm 2016). “Labour's Sadiq Khan elected mayor of London”. The Guardian. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  5. ^ a b c d e f Eaton, George. “The pugilist: Sadiq Khan's quest to become mayor of London”. The New Statesman. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2016.
  6. ^ Rowena Mason and Simon Hattenstone (ngày 31 tháng 5 năm 2015). “Sadiq Khan says 'aspiration' will be Labour leadership race's most overused word”. The Observer. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2015.
  7. ^ Imran Khan and Partners Solicitors. “Departure of Sadiq Khan –::Imran Khan and Partners Solicitors, London, UK::”. christiankhan.co.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  8. ^ Martin, Neil (ngày 24 tháng 2 năm 2006). “Bubbins v United Kingdom: Civil Remedies and the Right to Life – Martin – 2006 beav”. Modern Law Review. Wiley Online Library. 69 (2): 242–249. doi:10.1111/j.1468-2230.2006.00583_1.x.
  9. ^ Magrath, Paul (ngày 28 tháng 2 năm 1997). “Law report: Juries to be given guidance on awards against police”. The Independent. London.
  10. ^ Law Lords Department. “House of Lords – Commissioners of Police for the Metropolis v. Reeves (A.P.) (Joint Administratix of the Estate of Martin Lynch, Deceased)”. Parliament of the United Kingdom. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2011.
  11. ^ “Latest British Employment Law News”. emplaw.co.uk. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2011.[liên kết hỏng]
  12. ^ “Latest British Employment Law News”. emplaw.co.uk. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2011.[liên kết hỏng]
  13. ^ “Jadhav v Secretary of State for Health”. Homepage.ntlworld.com. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2011.
  14. ^ “Black officer's 'six figure sum' payout”. BBC News. ngày 13 tháng 11 năm 2003.
  15. ^ Ali Dizaei
  16. ^ “David 'Rocky' Bennett Inquiry Report. News from Christian Khan Solicitors, London UK”. Christiankhan.co.uk. ngày 5 tháng 2 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2011.
  17. ^ “Austin and another v Metropolitan Police Commissioner – [2009] All ER (D) 227 (Jan)”. Lexisweb.co.uk. ngày 28 tháng 1 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2011.
  18. ^ “Farrakhan UK ban overturned”. BBC News. ngày 31 tháng 7 năm 2001.
  19. ^ Verkaik, Robert (ngày 2 tháng 2 năm 2000). “£150,000 for police raid on Kurdish Pinter play”. The Independent. London. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  20. ^ “Analysis: Officers' fear of being branded racist has done little to reduce bias over suspects”. The Independent. London. ngày 8 tháng 11 năm 2002.
  21. ^ http://www.politics.co.uk/reference/sadiq-aman-khan Lưu trữ 2016-06-04 tại Wayback Machine, politics
  22. ^ a b “London mayor: The Sadiq Khan story” (bằng tiếng english). bbc. 7 tháng 5 năm 2016. Truy cập 7 tháng 5 năm 2016.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  23. ^ “Parliamentarian of the Year”. The Spectator. ngày 19 tháng 11 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2009.
  24. ^ “Minister criticises Muslim letter”. BBC News. ngày 12 tháng 8 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2009.
  25. ^ a b Prince, Rosa (ngày 29 tháng 1 năm 2009). “Minister criticises Pope for pardoning Holocaust denial bishop”. The Daily Telegraph. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2009.
  26. ^ Harding, Eleanor (ngày 6 tháng 6 năm 2009). “Tooting MP Sadiq Khan named first Muslim cabinet minister in Gordon Brown's reshuffle”. The Wandsworth Guardian. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2009.
  27. ^ “Minister: All MPs should give up their Ł1,000 pay rise”. London Evening Herald. ngày 8 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2011.
  28. ^ Nick Cohen (ngày 10 tháng 2 năm 2016). “Would Jeremy Corbyn prefer George Galloway to be Mayor of London?”. The Spectator. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2016.
  29. ^ Amol Rajan (ngày 15 tháng 9 năm 2015). “After Boris, Mayor Khan for London?”. Politico.
  30. ^ Esther Webber (ngày 7 tháng 5 năm 2008). “London mayor: The Sadiq Khan story”. BBC News.
  31. ^ Nicholas Watt (ngày 14 tháng 4 năm 2016). “Sadiq Khan says there is 'question to be asked' about use of hijabs in London”. The Guardian.
  32. ^ “Sadiq Khan rejects Donald Trump's offer to be 'exception' to Muslim ban”. politico. ngày 10 tháng 5 năm 2016.

Liên kết ngoài

Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh
Tiền nhiệm
Tom Cox (politician)
Đại biểu quốc hội
địa phận Tooting

2005–hiện tại
Đương nhiệm
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm
Parmjit Dhanda
Bộ trưởng bộ Cộng đồng
2008–2009
Kế nhiệm
Shahid Malik
Tiền nhiệm
Andrew Adonis, Baron Adonis
Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải
2009–2010
Kế nhiệm
Theresa Villiers
Tiền nhiệm
Andrew Adonis, Baron Adonis
Shadow Secretary of State for Transport
2010
Kế nhiệm
Maria Eagle
Tiền nhiệm
Jack Straw
Shadow Secretary of State for Justice
2010–2015
Kế nhiệm
Charles Falconer, Baron Falconer of Thoroton
Shadow Lord Chancellor
2010–2015
Tiền nhiệm
Tessa Jowell
Minister for London
2013–2015
Trống
Chức vụ Đảng
Tiền nhiệm
Anne Campbell
Chủ tịch Hội Fabian
2008–2010
Kế nhiệm
Suresh Pushpananthan