Sa mạc Thar

Sa mạc Thar
Sa mạc Đại Ấn
Sa mạc Thar tại Rajasthan, Ấn Độ
Map of the Thar Desert ecoregion
Hệ sinh thái
Khu vựcIndomalayan
Quần xãdeserts and xeric shrublands
BordersNorthwestern thorn scrub forestsRann of Kutch seasonal salt marsh
Địa lý
Diện tích238.254 km2 (91.990 dặm vuông Anh)
Quốc giaẤn ĐộPakistan
states of India & provinces of PakistanRajasthan, Gujarat, Haryana, Punjab (Ấn Độ), PunjabSindh (Pakistan)
Tọa độ27°B 71°Đ / 27°B 71°Đ / 27; 71
Conservation
Tình trạng bảo tồnvulnerable
Protected41,833 km² (18%)[1]
Một ảnh vệ tinh của NASA về sa mạc Thar
Cảnh quan sa mạc Thar

Sa mạc Thar hay hoang mạc Thar (tiếng Rajasthan: थार मरुधर, Hindi: थार मरुस्थल, tiếng Urdu: تھر صحرا) hay còn gọi là Sa mạc Đại Ấn Độ là một khu vực khô cằn rộng lớn tại phần tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ và tạo thành một đường ranh giới tự nhiên chạy dọc đường biên giới giữa Ấn ĐộPakistan. Với diện tích trên 200,000 km2 (77,220 dặm vuông Anh),[2] đây là sa mạc cận nhiệt đới lớn thứ 18.[3]

Sa mạc Thar nằm hầu hết tại bang Rajasthan của Ấn Độ và mở rộng đến phần phía bắc của các bang HaryanaPunjab và miền nam của bang Gujarat. Tại Pakistan, sa mạc chiếm phần phía đông của tỉnh Sindh và phần đông nam của tỉnh Punjab. Sa mạc Cholistan kế bên sa mạc Thar kéo dài vào tỉnh Punjab của Pakistan. Tại Ấn Độ, sa mạc Thar mở rộng từ sông Sutlej, bị bao quanh bởi dãy núi Aravalli ở phía đông, phía nam là một đầm lầy nước mặn dược gọi là Great Rann of Kutch (nhiều phần của nó đôi khi được coi là thuộc sa mạc Thar), và phía tây là thung lũng sông Ấn. Ranh giới của sa mạc với những thảo nguyên phía bắc là không rõ ràng, sa mạc chiếm khoảng 3/5 tổng diện tích của bang Rajastan.

Địa văn và địa chất

Sa mạc Thar dốc về phía bồn địa sông Ấn và bề mặt không đồng đều, chủ yếu là các cồn cát. Các đụn cát ở phía nam cao hơn, cao khoảng 152 m trong khi các đụn cát ở phía bắc cao khoảng 16 m so với mặt đất.

Dãy Aravalli tạo thành mốc ranh giới chính ở đông nam sa mạc Thar. Đất trồng tại sa mạc là loại đất khô cằn thường bao gồm kết cấu cát hay pha cát-sét. Độ chặt và độ sâu lớp đất phụ thuộc theo đặc điểm địa hình. Các vùng đất nhiều mùn ở vùng thấp chặt hơn và có thể có một tầng đất cái. Một số loại đất này gồm một tỉ lệ cao muối khoáng hòa tan tại các tầng thấp, khiến nguồn nước bị nhiễm độc.

Nguồn gốc

Nguồn gốc của sa mạc Thar là một chủ đề gây tranh cãi. Một số người cho nó có niên đại từ 4000 đến 10.000 năm, trong khi những người khác cho rằng sự khô hạn đã bắt đầu ở khu vực từ rất lâu trước đó. Một thuyết khác cho rằng khu vực trở thành sa mạc trong thời gian tương đối gần đây: có lẽ khoảng 2000 - 1500 TCN. Khoảng thời gian này, Ghaggar-Hakra không còn là một con sông lớn. Dòng sông nay chấm dứt ngay trong sa mạc từng có lúc là một nguồn nước cho trung tâm văn minh lưu vực sông ẤnMohenjo-daro. Sa mạc đã được quan sát thông qua các công nghệ viễn thám rằng khí hậu Cuối Phân đại Đệ tứ đã biến đổi và Tân kiến tạo đã đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi \lưu vực dòng chảy của khu vực này và có một số lượng lớn các cổ kênh đào đã tồn tại.

Hầu hết các nhà nghiên cứu không chia sẻ ý kiến rằng các cổ kênh đào của sông Sarasvati trùng hợp với lớp đất bên dưới tại Ghaggar ngày nay và tin rằng Sutlej dọc theo Yamuna từng chảy qua đáy sông khô hạn hiện nay. Nó được mặc nhiên công nhận rằng Sutlej từng là một chi lưu chính của Ghaggar và rằng các chuyển động kiến tạo sau đó đã đẩy Sutlej về phía tây, Yamuna về phía đông và do đó làm khô cạn Ghaggar-Hakra.

Các nghiên cứu về Kalibangan tại vùng sa mạc của Robert Raikes[4] chỉ ra rằng nơi này trở nên như ngày nay vì dòng sông đã khô cạn. Giáo sư. B. B. Lal (Tổng giám đốc của Nghiên cứu Khảo cổ học Ấn Độ) ủng hộ quan điểm này với khẳng định: "phóng xạ Carbon đac ho thấy rằng khu định cư Harappa tại Kalibangan đã bị bỏ hoang từ khoảng năm 2000-1900 TCN. Và các bằng chứng thủy văn cho thấy, việc bỏ hoang này diễn ra do sự khô hạn của Ghaggar-Hakra. Phần sau này đã được chứng minh bằng nghiên cứu của Raikes, một nhà thủy học người Ý và các cộng tác viên Ấn Độ của ông".[5]

Tham khảo

  1. ^ Eric Dinerstein, David Olson, et al. (2017). An Ecoregion-Based Approach to Protecting Half the Terrestrial Realm, BioScience, Volume 67, Issue 6, June 2017, Pages 534–545; Supplemental material 2 table S1b. [1]
  2. ^ Sahara Desert - Britannica Online Encyclopedia
  3. ^ Dr Mohan La Gupta: Rajasthan Jyankosh, Jojo Granthagar, Jodhpur, 2008, ISBN 81-86103-05-8, p.69
  4. ^ Kalibangan: Death from Natural Causes, by Raikes
  5. ^ cf. The Homeland of Indo-European Languages and Culture: Some Thoughts

Đọc thêm

  • Rajendra Kumar. Gravis Jodhpur
  • Govt. of India. Ministry of Food & Agriculture booklet (1965)—soil conservation in the Rajasthan Desert—Work of the Desert Afforestation Research station, Jodhpur.
  • Kaul, R.N. (1970). Afforestation in Arid zones (edited): Dr. W. JUNK N.V. Publishers The Hague.
  • Gupta, R.K. & Prakash Ishwar (1975). Environmental analysis of the Thar Desert. English Book Depot., Dehra Dun.
  • Kaul, R.N. (1967). Trees or grass lands in the Rajasthan: Old problems and New approaches. Indian Forester, 93: 434-435.
  • Burdak, L.R. (1982). Recent Advances in Desert Afforestation. Dissertation submitted to Shri R.N. Kaul, Director, Forestry Research, F.R.I., Dehra dun.
  • Yashpal, Sahai Baldev, Sood, R.K., and Agarwal, D.P. (1980). "Remote sensing of the 'lost' Saraswati river". Proceedings of the Indian Academy of Sciences (Earth and Planet Science), V. 89, No. 3, các trang 317–331.
  • Bakliwal, P.C. and Sharma, S.B. (1980). "On the migration of the river Yamuna". Journal of the Geological Society of India, Vol. 21, Sept. 1980, các trang 461–463.
  • Bakliwal, P.C. and Grover, A.K. (1988). "Signature and migration of Sarasvati river in Thar desert, Western India". Record of the Geological Survey of India V 116, Pts. 3–8, các trang 77–86.
  • Rajawat, A.S., Sastry, C.V.S. and Narain, A. (1999-a). Application of pyramidal processing on high resolution IRS-1C data for tracing the migration of the Saraswati river in parts of the Thar desert. in "Vedic Sarasvati, Evolutionary History of a Lost River of Northwestern India", Memoir Geological Society of India, Bangalore, No. 42, các trang 259–272.
  • Ramasamy, S.M. (1999). Neotectonic controls on the migration of Sarasvati river of the Great Indian desert. in "Vedic Sarasvati, Evolutionary History of a Lost River of Northwestern India", Memoir Geological Society of India, Bangalore, No. 42, các trang 153–162.
  • Rajesh Kumar, M., Rajawat, A.S. and Singh, T.N. (2005). Applications of remote sensing for educidate the Palaeochannels in an extended Thar desert, Western Rajasthan, 8th annual International conference, Map India 2005, New Delhi.

Liên kết ngoài

{{#coordinates:}}: một trang không thể chứa nhiều hơn một thẻ chính