Sự kiện tuyệt chủng Tam Điệp – Jura

Kỷ CambriKỷ OrdovicKỷ SilurKỷ DevonKỷ CarbonKỷ PermiKỷ TriasKỷ JuraKỷ Phấn TrắngKỷ PaleogenKỷ Neogen
Cách đây hàng triệu năm
Kỷ CambriKỷ OrdovicKỷ SilurKỷ DevonKỷ CarbonKỷ PermiKỷ TriasKỷ JuraKỷ Phấn TrắngKỷ PaleogenKỷ Neogen
Cường độ tuyệt chủng ở đại dương theo thời gian. Biểu đồ thể hiện phần trăm (số liệu không chắc chắn) các chi động vật biển đã tuyệt chủng trong một khoảng thời gian bất kỳ. Biểu đồ này không phản ảnh tất cả các loài sinh vật biển đã từng sống, mà chỉ tính những chi bị hóa thạch. Xem thêm trong Sự kiện tuyệt chủng. (nguồn và thông tin hình)

Sự kiện tuyệt chủng Tam Điệp – Jura đánh dấu ranh giới giữa kỷ Tam Điệpkỷ Jura, cách đây 199,6 triệu năm,[1] và là một trong những sự kiện tuyệt chủng lớn trong liên đại Hiển sinh, và có tác động sâu sắc đến đời sống sinh vật trên đất liền và trong các đại dương. Trong đại dương toàn bộ lớp conodont[2] và 20% các họ sống đã biến mất. Trên đất liền tất cả các loài Crurotarsi lớn (archosaur không phải khủng long) khác với cá sấu, một số therapsida còn lại, và phần lớn các loài lưỡng cư đã biến mất.

Ảnh hưởng

Ít nhất có phân nửa số loài đã sống trên Trái Đất mà chúng ta biết được đến nay đã bị tuyệt chủng. Sự kiện này đã để lại những hốc sinh thái trên đất liền, có thể là yếu tố cho phép khủng long chiếm vị trí thống trị trong kỷ Jura. Sự kiện này đã diễn ra kéo dài ít nhất 10.000 năm và chỉ ngay trước khi Pangaea bắt đầu tan rã. Ở khu vực Tübingen (Đức), người ta phát hiệu một nghĩa địa xương Trias-Jura, đây là yếu tố đặc trưng cho ranh giới này.[3]

Phân tích thống kê về việc mất đi các loài trong biển vào lúc này chỉ ra rằng sự suy giảm đa dạng sinh học do suy giảm về biệt hóa hơn là sự gia tăng tuyệt chủng.[4]

Hệ/
Kỷ
Thống/
Thế
Bậc /
Kỳ
Tuổi
(Ma)
Jura Dưới/Sớm Hettange trẻ hơn
Trias Trên/Muộn Rhaetia 201.3 ~208.5
Noria ~208.5 ~227
Carnia ~227 ~237
Giữa Ladinia ~237 ~242
Anisia ~242 247.2
Dưới/Sớm Olenek 247.2 251.2
Indu 251.2 251.902
Permi Lạc Bình Trường Hưng già hơn
Phân chia Kỷ Trias theo ICS năm 2020.[5]
Dải các họ tetrapod phân bố trong giai đoạn Triassic và Jura sớm.

Các giả thuyết hiện tại

Đã có những giả thuyết đưa ra để giải thích về nguyên nhân xảy ra sự kiệt tuyệt chủng này, nhưng tất cả vẫn còn là những thách thức chưa có lời giải:

  • Đó là sự biến đổi khí hậu từ từ, sự dao động mực nước biển hoặc ảnh hưởng của quá trình axít hóa đại dương[6] trong suốt Trias muộn đạt đến đỉnh điểm. Tuy nhiên, giải thích này không lý giải được sự tuyệt chủng một cách đột ngột trong đại dương.
  • Tác động của thiên thạch/tiểu hành tinh, nhưng cho đến nay không có các hố va chạm nào có kích thước đủ lớn đã được xác định tương ứng với ranh giới Trias-Jura. Hố Rochechouart bị mài mòn ở Pháp được định tuổi gần đây nhất là 201 ±2 triệu nămo,[7] nhưng với bề rộng 25 km (có thể ban đầu đạt 50 km), xem ra vẫn quá nhỏ.[8]
  • Các vụ phun trào núi lửa lớn, đặc biệt là các dòng bazan ở Central Atlantic Magmatic Province (CAMP) có thể đã giải phóng carbon dioxide hoặc sulfur dioxide và các sol khí, có thể là nguyên nhân gây nên sự ấm lên toàn cầu mạnh mẽ (đối với CO2) hoặc sự lạnh đi (đối với sol khí).[9][10]

Tham khảo

  1. ^ Some sources (Whiteside et al 2010) give a date 201.4 Ma.
  2. ^ The extinction of conodonts —in terms of discrete elements— at the Triassic-Jurassic boundary
  3. ^ Johannes Baier: Der Geologische Lehrpfad am Kirnberg (Keuper; SW-Deutschland) Lưu trữ 2011-10-02 tại Wayback Machine. - Jber. Mitt. oberrhein. geol. Ver, N. F. 93, 9-26, 2011.
  4. ^ Bambach, R.K.; Knoll, A.H.; Wang, S.C. (tháng 12 năm 2004). “Origination, extinction, and mass depletions of marine diversity”. Paleobiology. 30 (4): 522–542. doi:10.1666/0094-8373(2004)030<0522:OEAMDO>2.0.CO;2. ISSN 0094-8373.Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
  5. ^ “International Chronostratigraphic Chart” (PDF). International Commission on Stratigraphy. 2020.
  6. ^ T.M. Quan, B. van de Schootbrugge, M.P. Field, "Nitrogen isotope and trace metal analyses from the Mingolsheim core (Germany): Evidence for redox variations across the Triassic-Jurassic boundary", Global Biogeochemical Cycles, 22 2008: "a series of events resulting in a long period of stratification, deep-water hypoxia, and denitrification in this region of the Tethys Ocean basin"; M. Hautmann, M.J. Benton, A. Toma, "Catastrophic ocean acidification at the Triassic-Jurassic boundary", Neues Jahrbuch für Geologie und Paläontologie 249.1, July 2008:119-127.
  7. ^ M. Schmieder; Buchner, E.; Schwarz, W. H.; Trieloff, M.; Lambert, P. (ngày 5 tháng 10 năm 2010). “A Rhaetian 40Ar/39Ar age for the Rochechouart impact structure (France) and implications for the latest Triassic sedimentary record”. Meteoritics & Planetary Science. 45 (8): 1225–1242. Bibcode:2010M&PS...45.1225S. doi:10.1111/j.1945-5100.2010.01070.x. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2011.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  8. ^ Smith, Roff (ngày 16 tháng 11 năm 2011). “Dark days of the Triassic: Lost world”. Nature. 47 (7373): 287–289. Bibcode:2011Natur.479..287S. doi:10.1038/479287a. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2011.
  9. ^ Tanner, L. H.; J. F. Hubert; và đồng nghiệp (ngày 7 tháng 6 năm 2001). “Stability of atmospheric CO2 levels across the Triassic/Jurassic boundary”. Nature. 411 (6838): 675–677. doi:10.1038/35079548. PMID 11395765.
  10. ^ Jessica H. Whiteside & Paul E. Olsen, Timothy Eglinton, Michael E. Brookfield, and Raymond N. Sambrotto (ngày 22 tháng 3 năm 2010). “Compound-specific carbon isotopes from Earth's largest flood basalt eruptions directly linked to the end-Triassic mass extinction”. PNAS. 107 (15): 6721–5. Bibcode:2010PNAS..107.6721W. doi:10.1073/pnas.1001706107. PMC 2872409. PMID 20308590. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2012.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)

Đọc thêm

Liên kết ngoài