Sĩ Tiến

Nghệ sĩ ưu tú
Sĩ Tiến
Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ
Nhiệm kỳ2022 – 
Tiền nhiệmTrương Nhuận (Giám đốc)
NSND Chí Trung (Quyền Giám đốc)
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Sĩ Tiến
Ngày sinh
22 tháng 8, 1968 (56 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên • Đạo diễn kịch
Sự nghiệp điện ảnh
Vai tròDiễn viên
Năm hoạt động1996 - 2012
Sự nghiệp sân khấu
Nghệ danhSĩ Tiến
Vai tròĐạo diễn, diễn viên
Năm hoạt động1997 - nay
Đào tạoĐại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
Trường pháiKịch nói
Quản lýNhà hát Tuổi trẻ

Nguyễn Sĩ Tiến sinh ngày 22 tháng 8 năm 1968 tại Hà Nội.[1] Là nam đạo diễn, diễn viên kịch nói Việt Nam, ông được biết đến với các vai phản diện trên sân khấu kịch lẫn phim truyền hình.[2]

Sự nghiệp

Năm 1990, Nhà hát Tuổi trẻ mở khóa diễn viên cuối cùng, Nguyễn Sĩ Tiến tham gia thi và đã trúng tuyển.[3] Tại đây ông vừa theo học, vừa tham gia diễn xuất. Bắt đầu với những vai diễn dành cho thiếu nhi, đến năm 1997, ông trở thành phó đoàn Kịch II của Nhà hát Tuổi trẻ.[4]

Từ năm 2004 đến 2008, Sĩ Tiến theo học lớp đạo diễn sân khấu Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, do Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Huyền chủ nhiệm, cùng khóa học còn có nghệ sĩ Chí TrungLê Khanh.[5] Sĩ Tiến chủ yếu đạo diễn các vở diễn cho thiếu nhi sau đó là hài kịch.[6] Từ năm 2012, ông là Trưởng đoàn kịch II, thay thế nghệ sĩ Chí Trung.[2]

Năm 2017, Sĩ Tiến được bổ nhiệm giữ chức phó giám đốc phụ trách Hành chính và Đối ngoại tại Nhà hát.[7] Trong thời gian này, ông dàn dựng lại và đạo diễn vở Hoa cúc xanh trên đầm lầy với phong cách mới, vở kịch sau đó giành được 3 huy chương vàng tại Liên hoan Sân khấu Kịch toàn quốc 2018. Trong đó có 1 giải cho tác phẩm và hai giải cho diễn viên.[1]

Năm 2019, Nguyễn Sĩ Tiến được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.[8] Năm 2021, ông là thành viên Ban giám khảo Liên hoan Kịch nói toàn quốc.[9] Từ năm 2022, Sĩ Tiến được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm là Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ. Ông từng đoạt hai huy chương vàng, một huy chương bạc tại các hội diễn.[10]

Tác phẩm

Phim ảnh

Năm Phim Vai diễn Định dạng Ghi chú
1996 Mùa đông không lạnh giá Điện ảnh truyền hình
Sống mãi với thủ đô Dung Ngắn tập
1997 Huyền thoại chợ tình Điện ảnh truyền hình
1998 Cầu vồng đi đón cơn mưa Bình danh đề: Sỹ Tiến
1999 Người thổi tù và hàng tổng Công an xã Ngắn tập
2001 Hồi ức tình yêu Toản
2002 Một ngày của tổ trưởng Hùng Điện ảnh truyền hình
2003 Đứa con Hòa
Lão hà tiện vui tính Quang
Tinh tướng [11]
2004 Tháng Chạp... chỉ có một ngày
Một cuộc phỏng vấn Hoàng
2005 Nắng trong mắt bão Nguyên Dài tập
2008 Chàng rể họ Lê Bình Điện ảnh truyền hình [10]
2012 Đàn trời Vương Thức Dài tập [1][12]
2013 Bản di chúc bí ẩn Đoàn Khoa Dài tập
Trò đời Dài tập [10]

Sân khấu

Năm Vở kịch Vai diễn Vai trò khác
1999-2011 Đời cười [13][1]
Quỷ nhập tràng
Nhà búp bê Torval Henmer [5]
Lôi Vũ Chu Bình
Con cáo và trùm nho
Lời nói dối cuối cùng
2009 Mẹ ơ con sắp lớn Đạo diễn [1]
2017 Ông ba bị
Thợ săn sa bẫy
Con chim xanh đồng đạo diễn: Xavier Lukomski
Tất cả đều là con tôi Joe Keller
2018 Hoa cúc xanh trên đầm lầy Đạo diễn [3]
Nước mắt đàn ông [1]
2019 Woyek [14]
Ngược chiều gió
2020 Bộ cảnh phục [1]
Tốc độ [15]

Chương trình khác

Giải thưởng

Giải thưởng cho tác phẩm

Năm Sự kiện Tác phẩm Đạt giải Vai trò Chú thích
2018 Liên hoan Sân khấu Kịch toàn quốc Hoa cúc xanh trên đầm lầy Huy chương vàng Đạo diễn [1]
2020 Liên hoan nghệ thuật sân khấu toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ CAND” lần IV Bộ cảnh phục Đạo diễn [1]

Giải thưởng cá nhân

Năm Giải thưởng Vở diễn Kết quả Vai diễn
2011 Liên hoan Sân khấu Hài Toàn quốc lần thứ I Khuất Nhị Huy chương Bạc [1]
Liên hoan Sân khấu các tác phẩm Kịch Lưu Quang Vũ Lời thề thứ 9 Huy chương Bạc Đỉnh
2015 Liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc Biến dạng Huy chương vàng ông Sát [5]
2016 Liên hoan sân khấu Thủ đô Lời nói dối cuối cùng Vua

Tham khảo

  1. ^ a b c d e f g h i j Lê Thị Bích Hồng (30 tháng 12 năm 2020). “NSƯT Sĩ Tiến - Nghệ thuật là bầu trời của tự do và sáng tạo”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2024.
  2. ^ a b Mộc Miên (29 tháng 5 năm 2022). “Điều ít biết về tân Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ”. Báo Kinh tế & Đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2024.
  3. ^ a b PHƯƠNG ANH - THANH BÌNH - PHƯƠNG THẢO (6 tháng 4 năm 2024). “Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Sĩ Tiến: "Kịch nói sẽ không bao giờ bị lãng quên". Báo Quân đội nhân dân Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2024.
  4. ^ Hiền Lương (12 tháng 6 năm 2022). “NSƯT Sĩ Tiến: "Tôi luôn tin vào sự trỗi dậy của sân khấu". Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2024.
  5. ^ a b c Minh Anh (17 tháng 5 năm 2018). “Đạo diễn Sĩ Tiến: Nghệ thuật là bầu trời của tự do và sáng tạo”. Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2024.
  6. ^ Ngọc Hà Lê (9 tháng 6 năm 2018). “NSƯT Sĩ Tiến: Níu được chân khán giả, phải có sản phẩm tốt”. Báo Tổ Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2024.
  7. ^ N. Hoa (31 tháng 5 năm 2017). “NSƯT Chí Trung giữ chức Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2024.
  8. ^ PV (30 tháng 8 năm 2019). “Danh sách nghệ sĩ được phong tặng, truy tặng danh hiệu NSND, NSƯT”. Bảo vệ pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2024.
  9. ^ NDO (4 tháng 1 năm 2022). “Khai mạc Liên hoan Kịch nói toàn quốc-2021 tại TP Hồ Chí Minh”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2024.
  10. ^ a b c Hiểu Nhân (26 tháng 5 năm 2022). “Ông Nguyễn Sĩ Tiến làm Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2024.
  11. ^ “Tinh tướng”. worldcat.org. OCLC 55883020. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2024.
  12. ^ Nga Linh (12 tháng 4 năm 2012). “Đàn trời khai thác chốn quan trường”. Tuổi trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2024.
  13. ^ “NSƯT NGUYỄN SĨ TIẾN”. Nhà hát Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2024.
  14. ^ “Những tác phẩm xuất sắc của văn học Đức trong Ngày hội sách Châu Âu”. ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM (bằng tiếng Anh). 9 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2024.
  15. ^ Hiền Lương (30 tháng 11 năm 2020). “Hài kịch "Tốc độ": Sống tích cực để cuộc đời không vô nghĩa”. Báo Văn Hóa. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2024.