Súng máy hạng nặng KPV

KPV
Bốn khẩu KPV ghép thành hệ thống phòng không ZPU-4.
LoạiSúng máy hạng nặng
Nơi chế tạo Liên Xô
 Nga
 Trung Quốc
Lược sử hoạt động
Phục vụ1948 - nay
Sử dụng bởi
  •  Liên Xô
  •  Nga
  •  Cộng hòa Krym
  •  Trung Quốc
  •  Ukraine
  •  Cuba
  •  Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
  •  Việt Nam
  •  Yemen
  • ...
    Lược sử chế tạo
    Người thiết kếSemyon Vladimirovich Vladimirov
    Năm thiết kế1943 - 1944
    Nhà sản xuấtDegtyarov Plant (Nga)
    Norinco (Trung Quốc)
    Giai đoạn sản xuất1949 - nay
    Các biến thểKPVT
    ZPU-1, ZPU-2 và ZPU-4
    Thông số
    Khối lượng49 kg (108,03 lb)
    Chiều dài1.980 mm (78,0 in)
    Độ dài nòng1.346 mm (53,0 in)
    Chiều rộng162mm
    Chiều cao225mm
    Kíp chiến đấu2-3 người

    Đạn14,5 × 114 mm
    Cỡ đạn14,5 mm
    Cơ cấu hoạt độngNạp đạn bằng độ giật, Khóa nòng xoay
    Tốc độ bắn600 viên/phút
    Sơ tốc đầu nòng1005 m/s
    Tầm bắn hiệu quả3000m
    Tầm bắn xa nhất4000m
    Chế độ nạpDây đạn 40 viên
    Ngắm bắnĐiểm ruồi

    Súng máy hạng nặng KPV, còn gọi là súng máy phòng không KPV (KPV là viết tắt của Krupnokaliberniy Pulemyot Vladimirova, tiếng Nga: Крупнокалиберный Пулемёт Владимирова, КПВ) là súng máy dùng đạn cỡ 14,5x114mm với cơ chế nạp đạn bằng độ giật lùi nòng ngắn do Liên Xô thiết kế và chế tạo. Ban đầu, súng được trang bị cho bộ binh, nhưng vì nặng và khá cồng kềnh nên bị loại bỏ. Sau đó, nó được chuyển sang dùng làm súng phòng không và được gắn trên các xe thiết giáp, tàu chiến nhỏ. Phiên bản dùng cho xe thiết giáp gọi là KPVT. KPV được đưa vào sử dụng từ năm 1949 cho tới tận ngày nay.

    Lịch sử

    Năm 1944, S. V. Vladimirov đã phát triển một loại súng máy cỡ nòng 14,5mm dựa trên mẫu pháo B-20 cỡ nòng 20mm kiểu 1943 cũng do nhà thiết kế Vladimirov thiết kế riêng từ năm 1942 nhưng nó không cạnh tranh được với pháo ShVAK có cùng cỡ nòng 20mm [1] (20 мм авиапушки В-20, проигравшей конкурс Б-20)[2]. Các cuộc thử nghiệm tại nhà máy Degtyaryov bắt đầu từ tháng 11 năm 1943 [3]. KPV vượt qua các kỳ kiểm tra của quân đội Liên Xô trong năm 1944 một cách xuất sắc và nó bắt đầu được Hồng Quân sản xuất với số lượng nhỏ tại nhà máy Degtyarev[4]. Tuy nhiên, những khó khăn đã khiến việc đưa nó vào phục vụ trong quân ngũ bị trì hoãn và quá trình sản xuất đại trà với số lượng lớn chỉ bắt đầu vào tháng 5 năm 1949[2].

    Tham khảo

    1. ^ “«Закаленные Великой Отечественной». Интернет-проект к 65-летию Победы”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2014.
    2. ^ a b “Самый мощный серийный пулемёт // Семен Федосеев”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2014.
    3. ^ “Самый мощный серийный пулемёт Магазин средств самозащиты”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2014.
    4. ^ Семен Владимирович Владимиров[liên kết hỏng]