Sông Sê Kông

Sông Sê Kông
Xe Kong, Sekong
Sông
Bản đồ sông Sê Kông
Quốc gia Việt Nam,  Lào,  Campuchia
Nguồn Dãy núi Trường Sơn
 - Vị trí Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam
Cửa sông Sông Sê San
 - vị trí Thành phố Stung Treng, Campuchia
Lưu vực 29.750 km2 (11.487 dặm vuông Anh)

Sông Sê Kông, còn được gọi Xe Kong (tiếng Lào: ເຊກອງ) hay Tonlé Kong (tiếng Khmer: ទន្លេកុង), là một dòng sông xuyên quốc gia và là một phụ lưu quan trọng của sông Mê Kông.[1]

Dòng chảy

Sông Sekong trong hệ thống sông Mekong

Thượng nguồn sông Sê Kông có hai phụ lưu là Sê Rôn và Sê Sáp, cùng bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn khu vực biên giới Lào–Việt Nam. Trong đó, sông Sê Rôn bắt nguồn từ vùng núi phía đông huyện Kaleum, gần biên giới với tỉnh Quảng Nam của Việt Nam rồi chảy về phía tây. Còn sông Sê Sáp bắt nguồn từ vùng núi phía nam huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (Việt Nam) với tên gọi là sông A Sáp, chảy theo hướng đông nam - tây bắc đến gần trung tâm huyện A Lưới, sau đó đổi sang hướng đông - tây chảy vào địa phận Lào rồi lại đổi hướng bắc - nam và hợp lưu với dòng Sê Rôn. Từ tháng 6/2007, chính phủ Việt Nam đã xây dựng công trình thủy điện A Lưới trên sông A Sáp.[2].

Ở trên lãnh thổ Lào, Sê Kông chảy qua các tỉnh Sekong, SaravaneAttapeu. Các thị trấn của Lào nằm bên Sê Kông là Banbak, Lam MamAttapeu.

Tại Lào, Sê Kông tiếp nhận nước từ một phụ lưu quan trọng là Se Kaman (hay Xê Kaman). Đầu nguồn của Se Kaman là dòng Đăk P'Lôxã Đăk P'Lô huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum bên Việt Nam. Chính phủ Lào đã cho xây dựng một số công trình thủy điện và thủy lợi trên Se Kaman. Trong số đó nhà máy Thủy điện Xekaman 3 đã hoạt động từ năm 2013 [3].

Ở trên lãnh thổ Campuchia, Sê Kông có tên Tonlé Kong chảy hoàn toàn trong địa phận tỉnh Stung Treng. Tonlé Kong sau đó đổ vào dòng Tonlé San (tức sông Sê San) tại thành phố Stung Treng, chỉ cách cửa sông nơi Tonlé San đổ vào sông Mê Kông khoảng 8 km.

Sông Sê Kông có các phụ lưu bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở biên giới Bắc Trung Bộ Việt Nam - Nam Lào, chảy về phía tây và tây nam qua các tỉnh Sekong, Attapeu ở Nam Lào, Stung Treng ở Đông Bắc Campuchia rồi đổ vào sông Mê Công gần thị xã Stung Treng.

Se (xế) trong tiếng dân tộc ở Nam Lào có nghĩa là sông, và Kong mới là tên gọi của dòng sông, tuy nhiên tên quốc tế của sông này vẫn quen là Sekong. Tại Việt Nam dùng tên Sê Kông, còn tại Campuchia dùng tên Tonlé Kong.

Toàn bộ lưu vực của Sê Kông rộng 29.750 km², trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam là 750 km² (quanh sông A Sáp và Se Kaman bắt nguồn từ Kontum), phần trên lãnh thổ Lào là 23.000 km², trên lãnh thổ Campuchia là 5.400 km².

Các phụ lưu

Sekong có các phụ lưu sau (từ Tây sang Đông)[4]:

Công trình thủy điện

Hiện trên hệ thống sông Sekong có các công trình thủy điện sau đã và đang được xây dựng:

Tham khảo

  1. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:500.000 tờ E-48-B và tờ D-48-B. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2004.
  2. ^ a b Thủy điện A Lưới Lưu trữ 2016-11-27 tại Wayback Machine. Cty Pecc1, 2011. Truy cập 5/09/2018.
  3. ^ Laos hydropower plant to join Vietnam’s grid Lưu trữ 2016-04-14 tại Wayback Machine. asian-power, 20/08/2012. Truy cập 5/09/2018.
  4. ^ “Bản đồ lưu vực ba dòng sông Sekong, Sesan, Srepok”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2018.
  5. ^ Nhà máy thủy điện lớn nhất Huế chính thức phát điện. Dân Trí Online, 15/06/2012. Truy cập 5/09/2018.
  6. ^ Dự án thủy điện Xekaman 1. Cty CP Điện Việt Lào, 2013. Truy cập 5/09/2018.
  7. ^ Công trình thủy điện Xekaman 1 Lưu trữ 2018-09-07 tại Wayback Machine. Cty Tư vấn Sông Đà, 2013. Truy cập 5/09/2018.
  8. ^ Khởi động không tải thành công TM1 Nhà máy thủy điện Xekaman 1 - Lào. Trang tin ngành điện, 15/08/2016. Truy cập 5/09/2018.
  9. ^ Công trình thủy điện Xêkaman 3 Lưu trữ 2018-09-07 tại Wayback Machine. Công ty Cổ phần Tư vấn Sông Đà, 2014. Truy cập 5/09/2018.
  10. ^ Phetsavanh Sayboualaven (2004) Dams and Forgotten People in Laos Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine. Truy cập 5/09/2018.

Xem thêm

Liên kết ngoài