Sóc Sơn, Hòn Đất

Sóc Sơn
Thị trấn
Thị trấn Sóc Sơn
Phố chợ thị trấn Sóc Sơn nằm bên kênh Rạch Giá – Hà Tiên
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhKiên Giang
HuyệnHòn Đất
Thành lập8/1/2004[1]
Địa lý
Tọa độ: 10°6′57″B 105°0′55″Đ / 10,11583°B 105,01528°Đ / 10.11583; 105.01528
MapBản đồ thị trấn Sóc Sơn
Sóc Sơn trên bản đồ Việt Nam
Sóc Sơn
Sóc Sơn
Vị trí thị trấn Sóc Sơn trên bản đồ Việt Nam
Diện tích25,45 km²
Dân số (2020)
Tổng cộng15.998 người[2]
Mật độ629 người/km²
Khác
Mã hành chính30820[3]

Sóc[2] Sơn (còn gọi là Sóc Xoài) là một thị trấn thuộc huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

Địa lý

Thị trấn Sóc Sơn nằm ở phía đông nam huyện Hòn Đất, có vị trí địa lý:

Thị trấn Sóc Sơn có diện tích 25,45 km², dân số năm 2020 là 15.998 người[2], mật độ dân số đạt 629 người/km².

Hành chính

Thị trấn Sóc Sơn được chia thành 7 khu phố: Mỹ Hòa, Mỹ Phú, Sơn Thịnh, Sơn Tiến, Tà Lúa, Thành Công, Thị Tứ.[4]

Lịch sử

Tên gọi

Sóc Sơn được người Khmer gọi là Srôk-phmum, có nghĩa là "xóm núi".

Lịch sử

Tháng 2 năm 1976, xã Sóc Sơn thuộc huyện Châu Thành vừa mới tái lập.

Ngày 3 tháng 6 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 125-CP[5] về việc chuyển xã Sóc Sơn của huyện Châu Thành cũ về huyện Hòn Đất mới thành lập quản lý.

Ngày 27 tháng 9 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 107-HĐBT[6] về việc chia xã Sóc Sơn thành 4 xã lấy tên là xã Sóc Sơn, xã Sơn Hưng, xã Sơn Kiên và xã Sơn Thái.

Ngày 24 tháng 5 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 92-HĐBT[7] về việc sáp nhập xã Mỹ Lâm vào xã Sóc Sơn.

Ngày 8 tháng 1 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2004/NĐ-CP[1] về việc thành lập thị trấn Sóc Sơn trên cơ sở 2.206,88 ha diện tích tự nhiên và 15.082 nhân khẩu của xã Sóc Sơn.

Sau khi thành lập thị trấn Sóc Sơn, xã Sóc Sơn còn lại 3.762,25 ha diện tích tự nhiên, 7.320 nhân khẩu và được đổi tên thành xã Mỹ Thuận.

Kinh tế

Tàu đánh bắt hải sản ven bờ ở Sóc Sơn

Thị trấn Sóc Sơn là vùng náo nhiệt nhất huyện Hòn Đất. Kinh tế phát triển mạnh nhất là thủy sản, nông nghiệp. Đây là nơi có lượng tàu biển lớn nhất huyện.

Di tích

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ a b “Nghị định 11/2004/NĐ-CP về việc thành lập xã, phường, thị trấn thuộc các huyện Hòn Đất, An Biên, Tân Hiệp và thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang”. Thư viện pháp luật. 8 tháng 1 năm 2004.
  2. ^ a b c Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 31 tháng 12 năm 2020 - tỉnh Kiên Giang” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2021.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Danh mục Ấp, khu phố (Danh mục thống kê + DM HÀNH CHÍNH KIÊN GIANG)”. Cục thống kê tỉnh Kiên Giang. 28 tháng 7 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2021.
  5. ^ “Quyết định 125-CP chia huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang thành 2 huyện Hòn Đất và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang”. Thư ký luật. 3 tháng 6 năm 1978.
  6. ^ “Quyết định 107-HĐBT về việc phân vạch địa giới một số xã, phường và thị trấn Kiến Lương thuộc tỉnh Kiên Giang”. Thư viện pháp luật. 27 tháng 9 năm 1983. Truy cập 16 tháng 8 năm 2015.
  7. ^ Quyết định 92-HĐBT năm 1988 về việc điều chỉnh địa giới huyện Châu Thành để mở rộng địa giới thị xã Rạch Giá; thành lập phường, xã, thị trấn thuộc thị xã Rạch Giá và các huyện Châu Thành, An Minh, Gò Quao, Hòn Đất; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hà Tiên và huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang

Xem thêm