Rubai hay Ruba'i (số nhiều là Rubaiyat, tiếng Ba Tư: رباعی, tiếng Anh: Ruba’i) [1] – là một thể thơ trữ tình của Ba Tư gồm có bốn câu, được phổ biến rộng rãi ở Trung và Cận Đông.[2][3]
Thơ Rubai có nguồn gốc dân gian Ba Tư. Ở dạng văn bản có từ thế kỷ IX-X và được các nhà thơ nổi tiếng của Ba Tư như Rudaki, Nezami, Baba Taher, mà đặc biệt là Omar Khayyam với những bài thơ Rubaiyat nổi tiếng khắp thế giới, dùng để sáng tác.
Thơ Rubai có bốn câu được gieo vần theo sơ đồ AABA, thí dụ:
Đời đã ngọt ngào hoặc đã đắng cay
Thì đến lúc cũng đành phải chia tay
Uống đi em, đời còn nhiều thay đổi
Rồi sau ta vẫn sáng mãi trăng này.
(Omar Khayyam)
Đôi khi có những bài Rubai được gieo vần theo sơ đồ AAAA, tuy nhiên cách gieo vần cả bốn câu như nhau ít phổ biến hơn.
Tham khảo
^The word is derived from Arabic رباعي, from the root ر ب ع (r-b-ʿ), related to "four". JM Cowan, (editor). The Hans Wehr Dictionary of Modern Written Arabic, Spoken Language Services, 1976, ISBN 0-87950-001-8, p. 323
^The Cambridge History of Iran, v. 4, edited by R. N. Frye, Cambridge University Press, 1999, ISBN 0-521-20093-8, pgs. 633-634 [1]
^Elwell-Sutton, L. P. "The Foundations of Persian Prosody and Metrics," Iran, v. 13 (1975), p. 92.
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.