Rajya Sabha

Rajya Sabha
Hội đồng các Bang
Chamber's room
Dạng
Mô hình
Lãnh đạo
Mohammad Hamid Ansari, Không đảng phái
Từ 11/8/2007 [1]
Phó Chủ tịch
P. J. KurienINC
Từ 21/8/2012[2]
Lãnh đạo đa số
Arun JaitleyBJP
Từ 7/2014[3]
Lãnh đạo đối lập
Ghulam Nabi AzadINC
Từ 7/2014 [3]
Cơ cấu
Số ghếHiện tại 245 (233 được bầu + 12 chỉ định)
Tối đa theo Hiến pháp là 250[4]
Chính đảng
  • Liên minh Tiến bộ thống nhất(UPA)
  Đảng Hội nghị Quốc gia Jammu & Kashmir (J&KNC)
  Đảng Đại hội Dân tộc (NCP)
  Đảng Quốc Đại Ấn Độ(INC)
  Janta Dal (Liên minh) (JD(U))
  Đảng thiểu số
  • Cánh thứ 3 và thứ 4
  Đảng Cộng sản Ấn Độ (Marxist) (CPM)
  Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI)
  Anna Dravida Munnetra Kazagham toàn Ấn Độ(AIADMK)
  Đảng Bahujan Samaj(BSP)
  Biju Janata Dal (BJD)
  Đảng Samajwadi (SP)
  Hội nghị toàn Ấn ĐộTrinamool(AITMC)
  Dravida Munnetra Kazagham (DMK)
  Đảng thiểu số
  • Liên minh Dân chủ Quốc gia (NDA)
  Đảng Telugu Desam(TDP)
  Đảng Bharatiya Janata(BJP)
  Shiv Sena (SS)
  Đảng thiểu số

  Độc lập và khác
  Chỉ định (NOM)
  Khuyết
Bầu cử
Hệ thống đầu phiếuSố phiếu chuyển nhượng duy nhất
Trụ sở
Phòng họp của Rajya Sabha, Sansad Bhavan,
New Delhi, Ấn Độ
Trang web
rajyasabha.nic.in

Rajya Sabha (Hindi: राज्य सभा) còn được gọi là Hội đồng Nghị sĩ Bang, là thượng viện trong hệ thống Quốc hội lưỡng viện Ấn Độ (Sau đây gọi tắt là "Thượng viện"). Thành viên tối đa là 250, trong đó có 12 được chỉ định bởi Tổng thống trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội. Số còn lại được Hạ viện của các bang bầu ra. Thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ 6 năm, cứ 2 năm 1/3 thượng nghị sĩ sẽ nghỉ hưu.

Thượng viện là cơ quan thường trực không bị giải thể như Hạ viện Lok Sabha.

Phó Tổng thống thường kiêm nhiệm chức Chủ tịch Thượng viện. Phó Chủ tịch được bầu từ các thành viên trong Thượng viện, với vai trò và quyền hạn tương đương Chủ tịch khi Chủ tịch vắng mặt. Thượng viện được thành lập 13/5/1952. Chính sách đãi ngộ của thượng nghị sĩ tương đương hạ nghị sĩ.

Tư cách trở thành thượng nghị sĩ

Điều 84 Hiến pháp Ấn Độ quy định để trở thành thượng nghị sĩ phải có đủ tiêu chuẩn sau:

  • Là công dân Ấn Độ thực hiện và đăng ký trước một số người được uỷ quyền đại diện Ủy ban bầu cử tuyên thệ hoặc xác nhận theo mẫu quy định với mục đích trong bảng thứ ba tới Hiến pháp;
  • Ít nhất 30 tuổi;
  • Có trình độ chuyên môn nhất định do Quốc hội Ấn Độ quy định;

Các đại biểu được bầu bởi Vidhan Sabha (cơ quan lập pháp địa phương) bầu theo hệ thống số phiếu chuyển nhượng duy nhất thông qua tỉ lệ đại diện.

12 thành viên còn lại được Tổng thống chỉ định trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội. Tuy nhiên theo điều 55 Hiến pháp họ không được bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống.

Thành viên

Số ghế trong thượng viện được phân bổ theo tỉ lệ dân số các bang. Và 12 thành viên được chỉ định bởi Tổng thống [5].

Tên các bang Số ghế trong Rajya Sabha
Andhra Pradesh 11
Arunachal Pradesh 1
Assam 7
Bihar 16
Chhattisgarh 5
Goa 1
Gujarat 11
Haryana 5
Himachal Pradesh 3
Jammu & Kashmir 4
Jharkhand 6
Karnataka 12
Kerala 9
Madhya Pradesh 11
Maharashtra 19
Manipur 1
Meghalaya 1
Mizoram 1
Nagaland 1
Delhi 3
Chỉ định 12
Odisha 10
Pondicherry 1
Punjab 7
Rajasthan 10
Sikkim 1
Tamil Nadu 18
Telangana 7
Tripura 1
Uttar Pradesh 31
Uttarakhand 3
West Bengal 16

Thành viên các Đảng

Thành viên các Đảng trong Rajya Sabha:(tính đến 20/10/2014)[6]

Liên minh (Tổng tuyển cử 2014) Đảng Số ghế
Liên minh Dân chủ Quốc gia
Số ghế: 57
Đảng Bharatiya Janata 43
Đảng Telugu Desam 6
Shiv Sena 3
Shiromani Akali Dal 3
Đảng Lok Janshakti 0
Mặt trận Nhân dân Nagaland 1
Mặt trận Quốc gia Mizo 0
Đảng Cộng hòa của Ấn Độ(Athvale) 1
Liên minh thống nhất tiến bộ
Số ghế: 89
Đảng Quốc Đại Ấn Độ 68
Janata Dal (Liên minh) 12
Đảng Đại hội Quốc gia 6
Rashtriya Janata Dal 1
Jharkhand Mukti Morcha 1
Đại hội Kerala (Mani) 1
Đảng khác
Số ghế: 77
Đảng Bahujan Samaj 14
Anna Dravida Munnetra Kazhagam toàn Ấn Độ 11
Trinamool Hội nghị toàn Ấn Độ 12
Đảng Cộng sản Ấn Độ (Marxist) 9
Đảng Samajwadi 10
Biju Janata Dal 7
Dravida Munnetra Kazhagam 4
Đảng Cộng sản Ấn Độ 2
Lok Dal Quốc gia Ấn Độ 2
Đảng Hội nghị Quốc gia Jammu & Kashmir 2
Mặt trận Dân chủ Sikkim 1
Janata Dal (kế tục) 1
Telangana Rashtra Samithi 1
Mặt trận Nhân dân Bodoland 1
Chỉ định 10
Độc lập 9
Khuyết 3
Tổng 245

Tổ chức

Chủ tịch và Phó Chủ tịch

Theo Hiến pháp Rajya Sabha gồm 1 Chủ tịch và 1 Phó Chủ tịch

Chủ tịch Rajya Sabha là Phó Tổng thống.

Phó Chủ tịch được bầu từ các thành viên trong Rajya Sabha

Danh sách Phó Chủ tịch Rajya Sabha

Phó Chủ tịch Nhiệm kỳ Đảng
S. V. Krishnamoorthy Rao 31/5/1952 – 2/4/1956 Đảng Quốc Đại Ấn Độ
S. V. Krishnamoorthy Rao 25/4/1956 — 1/3/1962 Đảng Quốc Đại Ấn Độ
Violet Alva 19/4/1962 – 2/4/1966 Đảng Quốc Đại Ấn Độ
Violet Alva 7/4/1966 – 16/11/1969 Đảng Quốc Đại Ấn Độ
B. D. Khobragade 17/12/1969 – 2/4/1972 Đảng Cộng hòa Ấn Độ
Godey Murahari 4/4/1972 – 2/4/1974 Đảng Quốc Đại Ấn Độ
Godey Murahari 26/4/1974 – 20/3/1977 Đảng Quốc Đại Ấn Độ
Ram Niwas Mirdha 30/3/1977 – 4/4/1980 Đảng Quốc Đại Ấn Độ
Shyamlal Yadav 30/7/1980 – 4/4/1982 Đảng Quốc Đại Ấn Độ
Shyamlal Yadav 28/4/1982 – 29/12/1984 Đảng Quốc Đại Ấn Độ
Najma Heptulla 25/1/1985 – 20/1/1986 Đảng Quốc Đại Ấn Độ
M M Jacob 2/2/1986 – 22/10/1986 Đảng Quốc Đại Ấn Độ
Pratibha Patil 18/11/1986 – 5/11/1988 Đảng Quốc Đại Ấn Độ
Najma Heptulla 11/11/1988 – 4/7/1992 Đảng Quốc Đại Ấn Độ
Najma Heptulla 10/7/1992 – 4/7/1998 Đảng Quốc Đại Ấn Độ
Najma Heptulla 9/7/1998 – 10/6/2004 Đảng Quốc Đại Ấn Độ
K Rehman Khan 24/7/2004 – 2/4/2012 Đảng Quốc Đại Ấn Độ[7]

[8]

Pallath Joseph Kurien 21/8/2012 – Nay Đảng Quốc Đại Ấn Độ[8]

[9][10]

Lãnh đạo nhà

Lãnh đạo nhà hay còn được gọi lãnh đạo phe đa số trong Rajya Sabha. Lãnh đạo phe đa số thường là Thủ tướng nếu là hạ nghị sĩ, hoặc là một bộ trưởng được chỉ định.

Lãnh đạo phe đa số hiện nay là Arun Jaitley Bộ trưởng Bộ tài chính (Đảng Bharatiya Janata)

Lãnh đạo phe đối lập

Đồng thời lãnh đạo phe đối lập tại Hạ viện. Lãnh đạo phe đối lập là lãnh đạo Đảng phe thiểu số lớn nhất.

Lãnh đạo phe đối lập hiện nay là Ghulam Nabi Azad cựu Bộ trưởng Bộ Y tế và phúc lợi gia đình (Đảng Quốc Đại Ấn Độ)

Tham khảo

  1. ^ “Hon'ble Chairman, Rajya Sabha, Parliament of India”. rajyasabha.nic.in. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2011.
  2. ^ “Deputy Chairman, Rajya Sabha, Parliament of India”. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2011.
  3. ^ a b “RAJYA SABHA - AN INTRODUCTION”. rajyasabha.nic.in.
  4. ^ “Council of States (Rajya Sabha) - rajyasabha.in”.
  5. ^ “FREQUENTLY ASKED QUESTIONS ABOUT RAJYA SABHA”. Indian Parliament. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2012.
  6. ^ Rajya Sabha. 164.100.47.5. Truy cập 2014-05-21.
  7. ^ “Election as Deputy Chairman” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2014.
  8. ^ a b “DEPUTY CHAIRMAN OFFICE'S RAJYA SABHA” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2014.
  9. ^ “Election as Deputy Chairman” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2014.
  10. ^ “Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng tiếp Phó Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. 16 tháng 10 năm 2014. Truy cập 5 tháng 10 năm 2015.