Rãnh đại dương hay Máng nước sâu là một dạng địa hình lõm kéo dài và hẹp với kích thước cỡ nửa bán cầu nằm trên đáy đại dương. Chúng cũng là các phần sâu nhất của đáy đại dương.
Các rãnh xác định một ranh giới tự nhiên quan trọng nhất trên bề mặt rắn của Trái Đất là giữa hai mảng thạch quyển. Có ba kiểu ranh giới mảng thạch quyển là: ranh giới phân kỳ (nơi thạch quyển và vỏ đại dương được tạo ra tại sống núi giữa đại dương), ranh giới hội tụ (nơi mà nột mảng thạch quyển chìm bên dưới một mảng khác và chìm vào trong manti), và ranh giới chuyển dạng (nơi mà các mảng thạch quyển trượt thụt lùi tương đối nhau trên cùng mặt phẳng nằm ngang).
Rãnh đại dương là một yếu tố địa hình đặc biệt đáng chú ý của ranh giới mảng. Các mảng chuyển động cùng nhau dọc theo các ranh giới mảng hội tụ với tốc độ hội tụ thay đổi trong khoảng từ vài mm đến 10 cm hoặc lớn hơn mỗi năm. Một rãnh đánh dấu vị trí mà ở đó hút chìm phiến bị uốn cong bắt đầu giảm dần vào bên dưới một phiến thạch quyển khác. Các rãnh thường song song với cung đảo núi lửa và cách cung núi lửa khoảng 200 km. Các rãnh đại dương thường rộng từ 3 đến 4 km (1,9 đến 2,5 dặm) bên dưới độ cao xung quanh thềm đại dương. Nơi sâu nhất trong đại dương được biết đến là Challenger Deep của rãnh Mariana với độ sâu 10.911 m (35.798 ft) bên dưới mực nước biển. Thạch quyển đại dương biến mất vào trong rãnh với tốc độ toàn cầu khoảng 10 m² trong một giây.
R. J. Stern 2002. "Subduction Zones". Reviews of Geophysics. 10.1029/2001RG000108
A.B. Watts, 2001. Isostasy and Flexure of the Lithosphere. Tạp chí Đại học Cambridge. 458tr.
D. J. Wright, S. H. Bloomer, C. J. MacLeod, B. Taylor và A. M. Goodlife, 2000. "Bathymetry of the Tonga Trench and Forearc: a map series". Marine Geophysical Researches 21: 489–511, 2000.
M. Sibuet, K. Olu, 1998. "Biogeography, biodiversity and fluid dependence of deep-sea cold-seep communities at active and passive margins." Deep-Sea Research II 45, 517-567.
W. H. F. Smith, D. T. Sandwell, 1997. "Global sea floor topography from satellite altimetry and ship depth soundings". Science, quyển 277, số 5334, tr.1956-1962.
R. von Huene và D. W. Scholl 1993. "The return of sialic material to the mantle indicated by terrigeneous material subducted at convergent margins". Tectonophysics 219, 163-175.
J.W. Ladd, T. L. Holcombe, G. K. Westbrook, N. T. Edgar, 1990. "Caribbean Marine Geology: Active margins of the plate boundary", in Dengo, G., và Case, J. (tác giả) The Geology of North America, Vol. H, The Caribbean Region, Geological Society of America, tr. 261-290.
W. B. Hamilton 1988. "Plate tectonics and island arcs". Geological Society of America Bulletin: quyển 100, số 10, tr.1503–1527.
R. D. Jarrard, 1986. "Relations among subduction parameters". Reviews of Geophysics, quyển 24, số 2, tr.217-284.
J. W. Hawkins, S. H. Bloomer, C. A. Evans, J. T. Melchior. 1984. "Evolution of Intra-Oceanic Arc-Trench Systems". Tectonophysics 102, 175-205.
R. L. Fisher và H. H. Hess 1963. "Trenches" in M.N. Hill tác giả. The Sea v. 3 The Earth Beneath the Sea. New York: Wiley-Interscience, tr. 411-436.