Quy tắc đặt dấu thanh của chữ Quốc ngữViệc đặt dấu thanh trong chữ Quốc ngữ tuân thủ một số quy tắc. Hiện nay, có ít nhất 2 quan điểm về cách đặt dấu thanh và mỗi quan điểm đều có một số nhà ngôn ngữ học ủng hộ. Đặt dấu thanh "cũ" và "mới"Hiện nay có 2 quan điểm về cách đặt dấu thanh thường được gọi là "kiểu cũ" và "kiểu mới". Trong đời sống, ví dụ như trong các bộ gõ tiếng Việt, hiện vẫn tồn tại 2 cách đặt dấu thanh. Ví dụ: "hòa" là một cách đặt dấu thanh khác cho "hoà", trong đó, "hòa" còn gọi là cách đặt dấu thanh "cũ". Bảng sau liệt kê các trường hợp mà 2 cách đặt dấu thanh khác nhau:
"Kiểu cũ"Quy tắc "kiểu cũ" có phần căn cứ trên nhãn quan, giữ vị trí dấu ở giữa hay gần giữa mỗi từ cho cân bằng.
Kiểu cũ dựa trên những từ điển từ trước năm 1950 nên "gi" và "qu" được coi là một mẫu tự riêng. Vì vậy, "già" và "quạ" không phải là nguyên âm đôi "ia" hay "ua" mà là "gi" + "à" và "qu" + "ạ". Nếu viết nguyên âm đôi "ia" với phụ âm "gi" thì sẽ viết là "giặt gịa" và đọc là dịa [zḭʔə˨˩]). "Kiểu mới"Quy tắc "kiểu mới" căn cứ trên ngữ âm học muốn đối chiếu chữ và âm. Quy tắc đó như sau:
Những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "mới" cho rằng vì oa, oe, uy được kí âm bằng kí hiệu ngữ âm quốc tế là /wa/, /wɛ/, /wi/ nên phải bỏ dấu vào chữ a, e và i. Thêm vào đó, theo cách bỏ dấu gọi là kiểu "mới" bất cứ từ có biến đổi, vị trí dấu thanh không hề thay đổi.[1]
Trong khi đó, những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "cũ" thì cho rằng cách lí luận như trên là thiếu cơ sở vì kí hiệu ngữ âm quốc tế là để biểu thị cách phát âm chứ không phải biểu thị cách viết, do đó, không thể dùng để quyết định là cách bỏ dấu kiểu "mới" là đúng hơn. Thêm vào đó, kí hiệu ngữ âm quốc tế mới chỉ được phát triển vào cuối thế kỉ XIX,[2] trong khi chữ Quốc Ngữ đã được phát triển hoàn toàn độc lập và không ngừng thay đổi từ thế kỉ XVII. Do đó, theo những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "cũ", việc dùng IPA để quyết định xem tiếng Việt phải bỏ dấu thế nào là bất hợp lí. Những người này còn cho rằng mặc dù kí hiệu ngữ âm quốc tế là phương pháp biểu thị cách phát âm phổ dụng nhất nhưng không có nghĩa là cách biểu thị cách phát âm duy nhất cũng như không phải là cách biểu thị cách phát âm chính xác nhất, vì vậy, không có lí gì lại sử dụng nó làm chuẩn để quyết định cách bỏ dấu tiếng Việt mà không phải là một trong các phương pháp biểu thị cách phát âm khác.[3] Trên quan điểm ngôn ngữ là do con người tạo nên và luôn biến đổi theo nhu cầu của con người, những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "cũ" còn chỉ trích những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "mới" là đang cố phức tạp hoá tiếng Việt, gây khó khăn không cần thiết nhất là trong giảng dạy học sinh Tiểu học cũng như trong việc phát triển thuật toán và xử lí tiếng Việt trên máy vi tính. Họ còn cho rằng, thêm một quy tắc như trên không đem lại gì cho tiếng Việt nói chung và chữ Quốc ngữ nói riêng, do đó là hoàn toàn không cần thiết. Họ lấy dẫn chứng cho quan điểm của mình là việc chữ Quốc ngữ từ khi được phát triển vào thế kỉ XVII đến nay đã trải qua rất nhiều thay đổi, bổ sung có và loại bỏ cũng có. Sử dụngĐến năm 2022, các sách giáo khoa ở Việt Nam đặt dấu thanh theo "kiểu mới" (Hoá học thay vì Hóa học). Chú thích
Liên kết ngoài
|