Quỹ đạo quanh Mặt Trăng

Mặt Trăng nhìn từ quỹ đạo quanh Mặt Trăng, với Trái Đất mọc trên đường chân trời, ảnh chụp trong nhiệm vụ Apollo 8 bởi phi hành gia William Anders vào ngày 24 tháng 12 năm 1968.

Trong thiên văn học, quỹ đạo quanh Mặt Trăng (còn gọi là quỹ đạo nguyệt tâm) là quỹ đạo của một vật thể quay xung quanh Mặt Trăng.

Với ý nghĩa sử dụng trong các chương trình không gian, thuật ngữ này không được dùng để chỉ quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất, mà để chỉ quỹ đạo của các loại tàu vũ trụ có người lái hoặc không người lái xung quanh Mặt Trăng. Tương tự quỹ đạo quanh Trái Đất và quanh Mặt Trời, tọa độ viễn điểm (điểm xa nhất so với tâm điểm hấp dẫn) của một quỹ đạo quanh Mặt Trăng được gọi là điểm viễn nguyệt, trong khi cận điểm (điểm gần nhất với tâm điểm hấp dẫn) được gọi là điểm cận nguyệt.

Sự chèn quỹ đạo Mặt Trăng (Lunar orbit insertionLOI) là sự hiệu chỉnh để đạt tới quỹ đạo quanh Mặt Trăng, chẳng hạn được thực hiện bởi tàu vũ trụ Apollo.[1]

Quỹ đạo Mặt Trăng tầm thấp (Low lunar orbit – LLO) là các quỹ đạo ở độ cao dưới 100 km (62 mi). Chúng có chu kỳ khoảng 2 giờ đồng hồ.[2] Các quỹ đạo này được đặc biệt quan tâm trong các nhiệm vụ thám hiểm Mặt Trăng, nhưng chịu ảnh hưởng từ sự nhiễu loạn hấp dẫn làm cho đa số quỹ đạo trở nên không ổn định, và chỉ còn lại một số ít độ nghiêng quỹ đạo cho phép các quỹ đạo đóng băng không hạn định, có thể được sử dụng cho thời gian dài ở trên LLO.[2]

Mô tả delta-v trong quá trình tới quỹ đạo quanh Mặt Trăng.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Woods, W.D. (2008). “Entering lunar orbit: the LOI manoeuvre”. How Apollo Flew to the Moon. Space Exploration. Springer Praxis Books. tr. 189–210. doi:10.1007/978-0-387-74066-9_8.
  2. ^ a b “Bizarre Lunar Orbits”. NASA Science: Science News. NASA. ngày 6 tháng 11 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2012. Lunar mascons make most low lunar orbits unstable... As a satellite passes 50 or 60 miles overhead, the mascons pull it forward, back, left, right, or down, the exact direction and magnitude of the tugging depends on the satellite's trajectory. Absent any periodic boosts from onboard rockets to correct the orbit, most satellites released into low lunar orbits (under about 60 miles or 100 km) will eventually crash into the Moon. ... [There are] a number of 'frozen orbits' where a spacecraft can stay in a low lunar orbit indefinitely. They occur at four inclinations: 27°, 50°, 76°, and 86° — the last one being nearly over the lunar poles. The orbit of the relatively long-lived Apollo 15 subsatellite PFS-1 had an inclination of 28°, which turned out to be close to the inclination of one of the frozen orbits—but poor PFS-2 was cursed with an inclination of only 11°.