Quốc hội Việt Nam khóa V

Quốc hội Việt Nam
Quốc hội khóa V
Huy hiệu hoặc biểu trưng
Quốc huy
Dạng
Mô hình
Các việnQuốc hội
Thời gian nhiệm kỳ
4/1975 - 4/1976
Lịch sử
Thành lập26 tháng 4 năm 1981 (1981-04-26)
Tiền nhiệmQuốc hội khóa IV
Kế nhiệmQuốc hội khóa VI
Lãnh đạo
Cơ cấu
Số ghế424
National Assembly of the Democratic Republic of Vietnam (1975-1976).svg
Chính đảng     Đảng Cộng sản (314-74,06%)
     Không đảng phái (110-25,94%)
Nhiệm kỳ
1975 - 1976
Trụ sở
Hội trường Ba Đình, Hà Nội
Trang web
quochoi.vn

Quốc hội Việt Nam khóa V (nhiệm kỳ 1975-1976) với sự tham gia của 424 đại biểu, đây là kỳ quốc hội có thời gian ngắn nhất trong lịch sử Quốc hội Việt Nam, chỉ vỏn vẹn một năm nhiệm kỳ để tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của đất nước thống nhất.[1] Đây cũng là kỳ Quốc hội đầu tiên trong bối cảnh lịch sử Việt Nam được tái thống nhất kéo dài từ tháng 4 năm 1975 đến tháng 4 năm 1976. Tuy nhiên, Quốc hội Việt Nam khóa V là đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, không đại diện cho Việt Nam sau khi thống nhất.[2] Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa V kéo dài từ ngày 3 tháng 6 đến ngày 6 tháng 6 năm 1975.[3]

Kết quả bầu cử

Cuộc bầu cử được diễn ra vào ngày 6 tháng 4 năm 1975, diễn ra trong bối cảnh sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng với 98,26% cử tri đi bỏ phiếu. Tổng số đại biểu được bầu là 424 người.[3]

Thành phần đại biểu Quốc hội:

  • Công nhân: 93
  • Nông dân: 90
  • Tiểu thủ công nghiệp: 7
  • Quân đội: 28
  • Tri thức xã hội chủ nghĩa: 93
  • Nhân sĩ, tôn giáo: 12
  • Ðảng viên: 314
  • Ngoài Ðảng: 110
  • Phụ nữ:137
  • Dân tộc thiểu số:71
  • Anh hùng lao động và chiến đấu: 25
  • Thanh niên: (20-35 tuổi): 142
  • Cán bộ ở Trung ương: 126
  • Cán bộ ở địa phương: 298

Các kỳ họp Quốc hội

Do là kỳ Quốc hội ngắn nhất nên trong nhiệm kỳ Quốc hội cũng có số lượng kỳ họp thấp nhất lịch sử Quốc hội Việt Nam.

Kỳ họp Quốc hội đầu tiên

Kỳ họp Quốc hội đầu tiên của khóa V được diễn ra từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 6 năm 1975 tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội.[1][3] Tại đây đã bầu:

Bên trong Nhà hát Lớn Hà Nội, nơi diễn ra kỳ họp Quốc hội đầu tiên.

Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội đã long trọng tuyên bố: “Hơn một trăm năm nay, đây là lần đầu tiên trên Tổ quốc thân yêu của chúng ta không còn một bóng tên xâm lược, dân tộc ta hoàn toàn làm chủ vận mệnh của mình. Từ đây nhân dân ta đời đời sống trong độc lập, tự do và hạnh phúc. Đó là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và có tính thời đại của dân tộc Việt Nam ta...”.[4]

Kỳ họp Quốc hội thứ hai

Kỳ hợp Quốc hội thứ hai được diễn ra từ ngày 22 đến 27 tháng 12 năm 1975, Quốc hội đã nhất trí phê chuẩn kết quả của Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc.[5][6]

Dấu ấn nhiệm kỳ

Quốc hội nhất trí phê chuẩn kết quả của Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc.[6] Chính phủ Việt Nam gọi, Quốc hội khóa V là Quốc hội đầu tiên của thời kỳ xây dựng đất nước "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.[6][7]

Quốc hội quyết định kế hoạch Nhà nước năm 1976, năm thứ nhất của kế hoạch 5 năm lần thứ hai.[6]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b “Quốc hội Khóa V (1975-1976)”. qdnd.vn (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ “Quốc hội khóa V (1975 - 1976) - Thái Bình GOV”. thaibinh.gov.vn.
  3. ^ a b c “QUỐC HỘI KHOÁ V (1975-1976)”. quochoi.vn (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2022.
  4. ^ “Quốc hội đầu tiên của thời kỳ xây dựng đất nước "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. thaibinh.gov.vn.
  5. ^ “Nghị quyết phê chuẩn kết quả của Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất tổ quốc”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2022.
  6. ^ a b c d TTXVN (28 tháng 11 năm 2022). “Quốc hội Việt Nam khóa V”. TTXVN. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2022.
  7. ^ “Quốc hội khóa V (1975-1976): Quốc hội đầu tiên của thời kỳ xây dựng đất nước "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn". baobinhduong.vn. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2022.
Tiền nhiệm:
Quốc hội khóa IV
Quốc hội khóa V
1975 - 1976
Kế nhiệm:
Quốc hội khóa VI