Quần vợt xe lăn

Wimbledon - Đôi nam xe lăn
Wimbledon - Đôi nam xe lăn

Quần vợt xe lăn là một trong những nội dung quần vợt dành cho người khuyết tật. Kích thước của sân, bóng và vợt đều giống nhau, nhưng có hai điểm khác nhau giữa quần vợt xe lăn với quần vợt bình thường: các vận động viên sử dụng xe lăn có thiết kế đặc biệt, và bóng có thể nảy xuống sân hai lần. Lần nảy bóng xuống sân thứ hai được phép nảy ở bên ngoài đường biên.[1][2]

Quần vợt xe lăn được thi đấu tại các giải Grand Slam và là một trong những môn thể thao được tranh tài ở Thế vận hội mùa hè dành cho người khuyết tật. Quần vợt xe lăn có ba nội dung: nam, nữ và quad; mỗi nội dung đều có các giải đấu đơn và đôi. Quad là nội dung dành cho các vận động viên bị liệt tứ chi và đôi khi được gọi là hỗn hợp, đặc biệt là ở Thế vận hội người khuyết tật. Các vận động viên Quad có thể giữ vợt bằng cách buộc vào tay và sử dụng xe lăn bằng điện.

Lịch sử

Quần vợt xe lăn phổ biến vào năm 1976 nhờ những nỗ lực của Brad Parks, người được coi là đã sáng tạo ra quần vợt xe lăn.[3] Năm 1982, Pháp trở thành nước đầu tiên ở châu Âu thiết lập một chương trình dành cho quần vợt xe lăn. Kể từ đó, nhiều nỗ lực đã được thực hiện để thúc đẩy môn thể thao này nhằm loại bỏ ý nghĩa "trị liệu" mà vẫn ảnh hưởng đến nhiều môn thể thao khuyết tật khác.

Môn thể thao này nhanh chóng phổ biến trên toàn thế giới và được đưa vào làm môn thể thao biểu diễn tại Olympic 1988Seoul.[4] Tại kỳ Olympic 1992Barcelona, quần vợt xe lăn trở thành môn chính thức. Olympic 2000 tại Sydney đã được công chúng đánh giá cao và dẫn tới việc đưa môn thể thao này vào bốn giải Grand Slam.[5]

Ở mùa giải 2013, ITF quyết định áp dụng tiebreak thay cho set thứ ba trong các trận đấu đôi. Tuy nhiên, tiebreak sẽ chỉ được sử dụng tại các sự kiện ITF1 hoặc thấp hơn tại World Team Cup. Các giải Grand Slam được tự do quyết định về thể thức các giải đấu.[6]

Các giải đấu lớn

Trong quần vợt xe lăn, có năm giải đấu lớn được xếp hạng hàng đầu được gọi là Super Series (SS):

Giải đấu cấp đội tuyển quốc gia:

  • World Team Cup

Giải đấu cuối năm:

Giải đấu thế giới:

Hà Lan đã giành được nhiều chiến thắng tại các giải đấu lớn bao gồm Thế vận hội dành cho người khuyết tật và Grand Slam.

Esther Vergeer đang giữ kỉ lục khi đã giành được bốn tấm huy chương Vàng Paralympic - vào các năm 2000, 2004, 2008 và 2012. Cô cũng giữ kỉ lục hầu hết các trận đấu đánh đơn đều giành được những chiến thắng ở nội dung nữ.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ International Tennis Federation. “Rules of Wheelchair Tennis”. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Bullock, Mark. “Integration and Inclusion of Wheelchair Tennis into the International Tennis Federation” (PDF). CSD. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2018.
  3. ^ International Tennis Federation. “About Wheelchair Tennis”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2012.
  4. ^ International Paralympic Committee. '88 Seoul Paralympics: General Information”. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2011.
  5. ^ “Tournament data”. www.itftennis.com. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2022.
  6. ^ “Tournament data”. www.itftennis.com. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2022.

Liên kết ngoài