Quân đội Syria Tự do

Free Syrian Army
الجيش السوري الحر
Tham dự Syrian Civil War
Tập tin:Free syrian army coat of arms.svg
Hoạt động
  • 29 July 2011 – 2015 (central organization)
  • 2015 – present (decentralisation of organization, ad hoc use of the FSA identity)
Hệ tư tưởngBig Tent

Factions:

Secularism[1][2]
Democracy[2][3]
Syrian nationalism[4][5]
Secular nationalism[6][7]
Religious nationalism[8]
Democratic confederalism[9]
Phân nhómSee section
Leadership

Decentralised: (2015–present)

Flag
Một thành viên của FSA đang chiến đấu

Lực lượng Quân đội Syria Tự do hay Lực lượng Quân đội Tự do Syria tên giao dịch tiếng Anh: Free Syrian Army viết tắt là: FSA, tiếng Ả rập: (tiếng Ả rập: الجيش السوري الحر, al-jayš as-suri al-ħurr) là một tổ chức vũ trang tập hợp những binh sĩ đào tẩu và những người dân thường tình nguyện có mục đích lật đổ chế độ chuyên chế tại Syria bằng con đường bạo lực trong cuộc Nổi dậy ở Syria 2011–2012, do đại tá Riad Assad làm Tư lệnh, quy mô ban đầu của lực lượng dưới quyền ông khoảng 15.000 người.[12] Tổ chức này đặt dưới sự bảo trợ của Liên đoàn Ả rập.[13]

Một số hoạt động

FSA hoạt động chủ yếu thông qua các hoạt động vũ trang như tấn công các trạm kiểm soát hoặc căn cứ quân sự của chính quyền Syria và, ở một quy mô hạn chế hơn, là các hoạt động phá hoại như đánh bom xe các tòa nhà của chính phủ Syria. Binh sĩ FSA ngày càng táo bạo hơn, họ tăng cường tấn công các điểm an ninh và các cơ sở tình báo.

Chỉ huy FSA là Thiếu tá Maher Ismail al Naimi, phát biểu trước khi xảy ra cuộc đụng độ ngày 15 tháng 12 năm 2011 khiến 27 người thiệt mạng rằng quân nổi dậy hoàn toàn hợp lý khi tấn công vào lực lượng quân chính phủ "Bất kì ai cầm súng chống lại thường dân, kể cả kẻ thù, lực lượng an ninh thì chúng tôi sẽ đáp trả lại bằng mọi sức lực của mình".

Tại một điểm kiểm soát ở tỉnh Idleb ở tây bắc Syria, FSA đã tổ chức tấn công và giết bảy lính chính phủ.[12]

Chính phủ Syria vẫn tiếp tục đẩy mạnh các chiến dịch truy quét quân nổi dậy ở thành phố Hama, thành phố điểm nóng chống chính phủ. Ngày 20 tháng 3 năm 2012, xe tăng của quân chính phủ đã oanh tạc các quận chính ở Hama nhằm truy quét các tay súng thuộc Quân đội Syria Tự do- lực lượng đã nối lại các chiến dịch tại thành phố này. Tại khu vực ngoại ô Douma của thủ đô Damascus, lực lượng nổi dậy đã buộc phải thả Tướng quân đội Naeem Khalil Odeh để đổi lấy việc trao trả một số tù nhân và 14 thi thể các thành viên phe đối lập bị cảnh sát bắt giữ.[14]

Đến ngày 24 tháng 3 năm 2012 người đứng đầu lực lượng nổi dậy quân đội Syria tự do, Đại tá Riad Al-Asaad thông báo thành lập hội đồng quân sự mới trong đó tập hợp tất cả các thủ lĩnh quân nổi dậy, nhân vật đào ngũ cấp cao nhất của quân đội Syria là Tướng Mustafa Al-Sheikh.[15] Phe chống đối ở Syria tuyên bố thành lập Hội đồng Quân sự để quy tụ 2 lực lượng vũ trang lớn Quân đội Syria tự do và nhóm quân sự do tướng Moustapha al-Cheikh lãnh đạo. Đây là bước tiến mới nhằm giải quyết tình trạng chia rẽ giữa các nhóm chống chính quyền. Chủ tịch Hội đồng Quân sự là ông al-Cheikh nhưng đại tá Riad Assaad, người đứng đầu FSA sẽ chỉ huy các chiến dịch.[16]

Đến ngày 22 tháng 9 năm 2012, đội quân này đã loan báo việc dời Tổng hành dinh từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Syria nơi các chiến binh đang cố gắng mở rộng vùng kiểm soát trước quân chính phủ.

Năm 2013, lực lượng này tham gia vào nhiều trận giao tranh trong cuộc nội chiến Syria.

Tài trợ

Ảrập Xêút và các quốc gia Vùng Vịnh khác đã thiết lập quỹ trị giá nhiều triệu USD để tài trợ cho các thành viên của lực lượng đối lập Quân đội Syria Tự do, cũng như những binh sĩ đã gia nhập hàng ngũ chống lại chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.[18] Đặc biệt, theo hãng AP thì Ảrập Xêút đã gửi "thiết bị quân sự" cho Quân đội Syria Tự do qua Jordan trong một nỗ lực "để ngăn chặn đổ máu" do chế độ của Tổng thống Bashar Al-Assad và Quân đội Syria Tự do được cho là đã nhận vũ khí từ một số quốc gia Ả rập.[19] Các quốc gia Vùng Vịnh sẽ thanh toán tiền lương cho các tay súng của phe nổi dậy là Quân đội Syria tự do và tiền sẽ được trả qua Hội đồng Dân tộc Syria.[20]

Vũ khí của Quân đội Tự do Syria

Các quan chức Anh cho biết Anh sẽ tăng gấp đôi viện trợ phi quân sự cho phe đối lập của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và mở rộng quy mô viện trợ sang cả trang thiết bị, có thể cả điện thoại được bảo mật để giúp các nhà hoạt động liên lạc dễ dàng hơn mà không sợ bị phát hiện hoặc bị tấn công. chính phủ Anh sẽ tung ra đợt viện trợ mới trị giá 500.000 bảng (800.000 USD) ngoài 450.000 bảng đã hỗ trợ trước đó. Giới chức Anh khẳng định họ không thay đổi trong lập trường phản đối việc vũ trang cho quân nổi dậy và không có quan hệ với quân Syria tự do.

Tiếp đến, MỹThổ Nhĩ Kỳ vừa đạt được thỏa thuận hỗ trợ phi quân sự cho lực lượng chống đối chính phủ tại Syria. nhiều báo cáo tin cậy cũng cho biết rằng các lực lượng đặc nhiệm của Anh và Pháp đã thâm nhập và đang hoạt động bí mật ở Syria, bên cạnh các lực lượng lính đánh thuê đến từ Libya, IraqLiban. Những nguồn cung cấp vũ khí lớn khác cũng tìm cách tuồn vào Syria từ các tuyến đường khác nhau, chủ yếu đến từ các đồng minh của NATO như Israel và Thổ Nhĩ Kỳ.[13]

Chú thích

  1. ^ “Syria's Armed Opposition” (PDF). small arms survey. tháng 1 năm 2016. tr. 4. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2023.
  2. ^ a b Khatib, Line (2023). Quest for Democracy: Liberalism in the Arab World. New York, NY 10006, USA: Cambridge University Press. tr. 193. ISBN 978-1-108-48281-3.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  3. ^ “Free Syrian Army: Statement of Principles”. Carnegie Middle East Centre. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ Perry, Tom (tháng 6 năm 2016). “Conflict among U.S. allies in northern Syria clouds war on Islamic State”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2023.
  5. ^ J. Gilbert, Victoria (2013). Syria for the Syrians: The Rise of Syrian Nationalism, 1970-2013 (PDF). Boston, Massachusetts, USA: Northeastern University. tr. 78–81, 83–84. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  6. ^ Kalah Gade, Gabbay, M. Hafez, Kelly, Emily, Michael, Mohammed, Zane (14 tháng 2 năm 2019). “Networks of Cooperation: Rebel Alliances in Fragmented Civil Wars”. Journal of Conflict Resolution. 63 (9): 2079. doi:10.1177/0022002719826234.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ Zeno, Basileus (15 tháng 3 năm 2022). “The making of sects: Boundary making and the sectarianisation of the Syrian uprising, 2011–2013”. Nations and Nationalism. 28 (3): 1049. doi:10.1111/nana.12825.
  8. ^ E. Schulze, Kirsten (2017). “10: Israel, Jordan, Syria and Lebanon, 1994-2015”. The Arab-Israeli Conflict (ấn bản thứ 3). NY 10017, New York: Routledge. tr. 102. ISBN 978-1-138-93334-7.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  9. ^ “The launch of the second conference of the National Democratic Alliance Syrian”. 4 tháng 6 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  10. ^ Argentieri, Benedetta (26 tháng 1 năm 2016). “Are the Syrian Democratic Forces any of the above?”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2022.
  11. ^ Elnaiem, Mohammed (7 tháng 2 năm 2018). “Whose Free Syrian Army? The Arab opposition resisting Turkey's Afrin attacks”. The Region. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2023.
  12. ^ a b “Sài Gòn Tiếp Thị Online - Quốc tế - Những khó khăn của hội đồng dân tộc Syria”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2012. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  13. ^ a b Khánh Duy (1 tháng 4 năm 2012). “Phương Tây và "trò chơi hai mặt" trong xung đột Syria”. Báo Đại Đoàn Kết điện tử. Truy cập 28 tháng 3 năm 2013.[liên kết hỏng]
  14. ^ “Nga: Giới lãnh đạo Syria phạm quá nhiều sai lầm”. Báo điện tử Dân Trí. 21 tháng 3 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2012. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  15. ^ “Khủng hoảng chính trị tại Syria: Cuộc hòa giải khó khăn”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2012. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  16. ^ Lan Chi (26 tháng 3 năm 2012). “Bản sao đã lưu trữ”. Báo Thanh Niên online. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 3 năm 2012. Truy cập 28 tháng 3 năm 2013. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp)
  17. ^ “Quân nổi dậy Syria dời Bộ chỉ huy từ Thổ Nhĩ Kỳ về nước”. RFI Tiếng Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2012. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  18. ^ “Hơn 70 nước công nhận phe đối lập Syria là đại diện hợp pháp”. Báo điện tử Dân Trí. 2 tháng 4 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2012. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  19. ^ “Saudi Arabia cung cấp vũ khí cho phiến quân Syria”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2012. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  20. ^ “nopage”. Báo điện tử Nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2012. Truy cập 23 tháng 9 năm 2015.