Plutarchus

Plutarch
Lucius Mestrius Plutarchus
Μέστριος Πλούταρχος
Tiểu sử sóng đôi, bản dịch của Amyot, 1565
Tiểu sử sóng đôi, bản dịch của Amyot, 1565
Nghề nghiệpNhà tiểu sử học, nhà tiểu luận, giáo sĩ, sứ thần, thẩm phán
Quốc tịchLa Mã (sắc tộc Hy Lạp)
Chủ đềTiểu sử, nhiều
Trào lưuChủ nghĩa Trung Plato,
Văn học Hy Lạp hóa

Plutarchus (Tiếng Hy Lạp cổ đại: Πλούταρχος, Ploutarchos), còn được viết theo tên tiếng Anh, tiếng ĐứcPlutarch, và tiếng PhápPlutarque,[1] tên đầy đủ là Lucius Mestrius Plutarchus (Μέστριος Πλούταρχος) lấy khi nhận được quyền công dân La Mã,[2] (46 - 120) là một nhà tiểu luận và nhà tiểu sử học La Mã cổ đại, ông là người gốc Hy Lạp.[3][4] Là một học giả lớn trong lịch sử, ông đã để lại một gia tài văn học đồ sộ cho nhân loại. Ông rất thông thái, am hiểu sâu sắc về tôn giáo, thuật hùng biện và cả triết học. Không những thế, có người còn xem ông là một nhà sử học quân sự,[5] ông đã giúp cho nhân loại có được am hiểu về nền quân sử Hy Lạp - La Mã xưa kia thông qua bộ "Tiểu sử sóng đôi" trứ danh.[6] Ông viết nên nhiều tác phẩm, và trong số đó, ông có công kích bộ sử "Historiai" của Herodotos,[7] và viết nên tiểu sử của không ít danh nhân Hy - La cổ đại, so sánh những vị anh hùng này nhằm dạy cho người đọc đạo đức và chủ nghĩa anh hùng.[8] Đơn cử như ông so sánh vua Pyrros xứ Ipiros với quan Tổng tài Caius Marius của La Mã.[9] Những tiểu sử hào hùng này được ông tập hợp lại trong bộ "Tiểu sử sóng đôi", và đưa tên tuổi của ông trở nên lừng danh.[10][11], vai trò làm nhà đạo đức học của ông còn lớn hơn cả nhà sử học, do trong cuốn tiểu sử Alexandros Đại Đế, ông viết rằng ông quan tâm đến nhân cách hơn là lịch sử.[8]

Thiếu thời, Plutarchus được học tại thành phố Athena, về triết học và toán học. Dần dần, ông trở thành một con người có kiến thức uyên bác khác thường. Ông đã nhiều lần đi rao giảng, và còn say sưa đàm thoại với giới học thuật tại Hy Lạp, La Mã cổ đại, và về sau ông còn được đến kinh đô Roma để răn dạy triết học. Tại đây, ông làm thân với nhiều người, thậm chí cả hai Hoàng đế TraianusHadrianus.[1] Tác phẩm của ông đã ảnh hưởng lớn lao đến không ít nhà sử học và những nhà văn các thể loại khác,[8] trong số đó có cả nhà soạn kịch Anh lừng danh Shakespeare[12] hay ông vua - chiến binh Phổ kiệt xuất Friedrich II Đại Đế.[13]

Thời niên thiếu

Moralia, 1531

Vào năm 46[a], tại một thị trấn tĩnh lặng và chẳng rộng lớn chi tại Boetia (miền Nam Hy Lạp) là Chaeronea (cách điện thờ Delphi 20 dặm[7]), nhà sử học Plutarchus chào đời.[1] Gia đình ông thuộc tầng lớp chủ đất, làm ăn tốt và giàu có.[14] Tên người ông của Plutarchus là Lamprias, theo như ông xác nhận trong Moralia[15] và trong cuộc đời của Antony. Anh em của ông, Timon và Lamprias, thường xuyên được đề cập trong bài tiểu luận và đối thoại của ông, nơi Timon được nói đến trong các điều tình cảm nhất. Rualdus, trong cuộc đời công việc của Plutarchus, phát hiện lại tên của vợ Plutarch, Timoxena, từ bằng chứng nội bộ bởi tác phẩm của ông. Một lá thư vẫn còn tồn tại, gửi bởi Plutarchus cho vợ mình

Plutarchus học toán học và triết học tại Học viện Athena dưới sự dạy bảo của thầy Ammonius - một nhà triết học theo thuyết Plato[14] - từ năm 66-67.[16] Từ đây, thầy Ammonius luôn luôn có ảnh hưởng sâu đậm đến sự nghiệp tri thức, triết học của Plutarchus.[14] Ông đã có một số bạn bè thân thiết, bao gồm Quintus Sosius Senecio và Fundanus, cả hai nguyên lão quan trọng, người mà trong một số tác phẩm sau này ông đã viết riêng cho.[cần dẫn nguồn] Plutarch du hành rộng rãi trong thế giới Địa Trung Hải, bao gồm cả trung tâm Hy Lạp, Sparta, Corinth, Patrae (Patras), Sardes, Alexandria, và hai chuyến đi đến kinh thành Roma. [b]

Tại một số thời điểm, Plutarchus đã có quyền công dân La Mã. Bằng chứng là tên mới của ông, Lucius Mestrius Plutarchus. Người bảo hộ quyền công dân của ông là quan Tổng Tài La Mã Lucius Mestrius Florus - người cũng được Plutarch "dùng" như một "tư liệu lịch sử" trong cuốn Tiểu sử Otho của ông.[17]

Ông sống phần lớn cuộc đời của mình tại Chaeronea, và tham gia vào việc thờ cúng vị thần Hy Lạp Apollo.Tuy nhiên, nhiệm vụ của ông như là một trong hai tăng lữ tối cao của thần Apollo tại điện thờ Delphi (nơi ông chịu trách nhiệm giải thích sấm truyền của Pythia) dường như việc này chiếm ít thời gian của ông.

Trong nhiều năm, Plutarchus trở thành một trong hai vụ giáo sĩ tại điện thờ thần ApolloDelphi, cách Delphi hai mươi dặm. Nhờ những tác phẩm của ông và các bài thuyết giảng, danh thơm của Plutarchus trở nên vang xa trên khắp đế chế La Mã rộng lớn, nhưng ông vẫn tiếp tục cư trú tại nơi ông được sinh ra, và tích cực tham gia trong các vấn đề địa phương, thậm chí còn làm Thị trưởng nữa. Tại điền trang ở quê hương ông, các vị khách từ khắp nơi trong đế chế đã ngồi lại, tham gia vào cuộc trò chuyện về đạo lý, chủ trì bởi Plutarch trên ghế đá cẩm thạch của ông. Rất nhiều trong số những cuộc đối thoại đã được ghi lại và xuất bản, và 78 bài tiểu luận cùng các công trình khác đã tồn tại bây giờ được gọi chung là Moralia.

Làm việc là một quan tòa và đại sứ

Ngoài công việc của mình là một tu sĩ của đền thờ Delphi, Plutarch cũng là một thẩm phán ở Chaeronea và ông đã đại diện cho quê nhà của ông trong các nhiệm vụ khác nhau đi tới các nước khác trong những năm trưởng thành đầu tiên của ông. Plutarch đã giữ chức Archon ở thành phố quê hương ông

Cuộc đời của các hoàng đế La Mã

Tác phẩm tiểu sử đầu tiên được viết bởi Plutarch là cuộc đời của các Hoàng đế La Mã từ Augustus đến Vitellius. Trong số này, chỉ có cuộc đời của GalbaOtho vẫn còn tồn tại. Cuộc đời của TiberiusNero chỉ còn là những đoạn nhỏ, được ghi lại bởi Dasmascius (Cuộc đời của Tiberius, cf. Cuộc đời của ông về Isidore)[18] và bản thân Plutarch (cuộc đời của Nero, cf. Galba 2,1), tương ứng. Những tiểu sử của các vị hoàng đế đầu này có lẽ đã xuất bản dưới triều đại Flavius hay trong triều đại Nerva (CE 96-98CN)

Tiểu sử sóng đôi

Tác phẩm nổi tiếng nhất của Plutarchus là Tiểu sử sóng đôi, bao gồm một loạt các tiểu sử những danh nhân lịch sử của hai nền văn minh Hy Lạp và La Mã vẻ vang, sắp xếp thành từng cặp để so sánh những đức tính đáng kính của họ, cũng như những khuyết điểm của các danh nhân này. Tiểu sử sóng đôi còn sót có 23 cặp danh nhân lịch sử, mỗi một đôi là tiểu sử của một vị anh hùng Hy Lạp và một anh hùng La Mã, cũng như bốn cuộc đời đơn lẻ.

Trong đoạn mở đầu của cuộc đời Alexandros, Plutarchus có lời lý giải:[19]

Một số tiểu sử, chẳng hạn như của Heracles, Philippos II của MacedoniaScipio Africanus, không còn tồn tại, nhiều cuộc đời còn lại bị cắt ngắn, có thiếu sót rõ ràng hoặc đã bị giả mạo bởi các nhà văn sau này. Tiểu sử còn tồn tại bao gồm của Solon, Themistocles, Aristides, Pericles, Alcibiades, Nicias, Demosthenes, Pelopidas, Philopoemen, Timoleon, Dion của Syracuse, Alexandros Đại đế, Pyrros, Romulus, Numa Pompilius, Coriolanus, Aemilius Paullus, Tiberius Gracchus, Gaius Gracchus, Gaius Marius, Sulla, Sertorius, Lucullus, Pompey, Julius Caesar, Cicero, Mark AntonyMarcus Junius Brutus. Về tính không thật sự chính xác của những câu chuyện, Plutarchus có lời bàn trong phần mở đầu trong tiểu sử của vị vua khai quốc Athena là Theseus:[20]

Qua tác phẩm này, người ta thấy được chủ nghĩa anh hùng của người Hy Lạp và La Mã năm xưa. Nó gắn liền với những ông vua tung hoành khắp nơi mà tranh hùng tranh bá như Alexandros Đại Đế hay Pyrros, những chiến tướng dũng mãnh như Aristides hay Philopoemen, cũng như những nhà làm luật kiệt xuất như Lycurgus hay Solon - đem lại sự lớn mạnh cho nước nhà Athena và Sparta.[21] Bằng việc so sánh các anh hùng Hy Lạp và La Mã, ông đã đưa hai nền văn hóa vĩ đại này trở nên gắn bó với nhau hơn.[22]

Cuộc đời của Alexandros Đại Đế

Tiểu sử vua Alexandros Đại Đế của Plutarchus, được viết như là một tiểu sử song song với tiểu sử Julius Caesar, là một trong năm tài liệu cổ còn tồn tại về những cuộc chinh phục của Quốc vương Alexandros Đại đế xứ Macedonia một thời oanh liệt. Nó bao gồm những giai thoại và mô tả các sự kiện không xuất hiện trong nguồn khác, như là hình ảnh của Numa Pompilius của Plutarch, vị vua huyền thoại thứ hai của La Mã.

Di sản

Trong thời đại Phục Hưng vào thế kỷ thứ XVI, nhà văn Pháp Michel de Montaigne coi Plutarch là nhà sử học vĩ đại hơn cả.[23] Không những thế, nhà soạn kịch lừng danh Anh Shakespeare cũng rất ngưỡng mộ và chịu ảnh hưởng sâu đậm từ ông.[24] Là một "bạn đọc" lớn của Plutarch,[12] không những Shakespeare dựa theo ông để làm nên nội dung của vở kịch "Antony và Cleopatra", mà nhà soạn kịch nổi tiếng còn viết nên những cảnh tượng và đoạn hội thoại tốt nhất của vở kịch nhờ vào Plutarch.[25] Ngoài ra, bản dịch Plutarch của nhà dịch thuật Thomas North cũng được Shakespeare dùng làm tư liệu tham khảo cho các vở kịch Julius Caesar, CoriolanusTimon thành Athens, người ta còn nói rằng các vở kịch không nói về La Mã của Shakespeare cũng dùng nguồn từ Plutarch luôn.[12]

Trong thế kỷ thứ XVIII là trào lưu Khai sáng, người ta thường tôn vinh Plutarchus rất nhiều. Ông không bị chỉ trích, mà còn được xem là một bậc tiền bối của nền triết học Khai sáng. Sự tôn thờ các bậc anh hùng của Plutarch đã khiến cho ông vua - chiến binh - thi sĩ lỗi lạc Friedrich II Đại Đế nước Phổ không thể nào quên mang theo những cuốn tiểu sử anh hùng của Plutarch khi Quốc vương lên đường ra trận tiền.[26] Dù là người kịch liệt đả kích, xúc xiểm văn học Shakespeare, vị Quốc vương đa tài có tác phẩm của Plutarchus trong thư viện của Quốc vương tại Hoàng cung Phổ, và luôn luôn mê say nền văn học Plutarchus (cùng với nhiều danh tác Hy Lạp - La Mã cổ khác) trong suốt đời mình.[12][27][28][29] Cuối đời vua Friedrich II Đại Đế, Quốc vương thường giao cho một chàng trai trẻ đọc Plutarchus cho ông nghe.[30]

Một trong những người hâm mộ lớn nhất của Plutarchus ở châu Âu thời đó là đại văn hào Pháp Jean-Jacques Rousseau, thường ngợi khen ông trong các tác phẩm của mình.[26] Sau khi phong trào Đại cách mạng Pháp chấm dứt (1799), những anh hùng Cộng hòa của Plutarch không còn là tấm gương mẫu mực ở châu Âu nữa, thay vào đó là Alexandros Đại ĐếJulius Caesar. Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte cũng là một người hâm mộ Plutarchus, và khi bàn chuyện chính trị, Hoàng đế thường ám chỉ các anh hùng trong công trình văn học của Plutarchus, và muốn trở thành một anh hùng theo phong cách Plutarchus.[31]

Chú thích

  1. ^ a b c Plutarch, Cao Việt Dũng. Nguyễn Cảnh Bình. Nguyễn Hoa Cương. Tạ Quang Đông. Những anh hùng Hy Lạp cổ đại, trang 7
  2. ^ Plutarch lấy tên là Mestrius hay Lucius Mestrius, theo tên của quan Tổng tài La Mã Lucius Mestrius Florius, vì quan có công bảo hộ quyền công dân của ông.
  3. ^ Peter H. Gibbon, Peter J. (FRW) Gomes, A Call to Heroism: Renewing America's Vision of Greatness, trang 6
  4. ^ Ciarán Mc Mahon, The Prehistory of the Concept of Attention, trang 50
  5. ^ Malcolm Potts, Thomas Hayden, Sex and War: How Biology Explains Warfare and Terrorism and Offers a Path to a Safer World, trang 75
  6. ^ Todd C. Penner, Caroline Vander Stichele, Contextualizing Acts: Lukan narrative and Greco-Roman discourse, trang 144
  7. ^ a b Plutarch, Works of Plutarch: Includes The Lives of the noble Grecians and Romans (Parallel Lives), Morals and Essays and Miscellanies (Mobi Collected Works) Lưu trữ 2015-05-10 tại Wayback Machine, MobileReference, ISBN 1-60778-505-6.
  8. ^ a b c E. Sreedharan, A textbook of historiography, 500 B.C. to A.D. 2000, trang 33
  9. ^ Plutarch, Judith Mossman, Lives of the noble Grecians and Romans, trang 234
  10. ^ Plutarch, Cao Việt Dũng. Nguyễn Cảnh Bình. Nguyễn Hoa Cương. Tạ Quang Đông. Những anh hùng Hy Lạp cổ đại, Bìa trước
  11. ^ Blanche M. G. Linden, Library of American Landscape History, Richard Cheek, Carol Betsch, Silent city on a hill: picturesque landscapes of memory and Boston's Mount Auburn Cemetery Song, trang 304
  12. ^ a b c d Plutarch, Judith Mossman, Lives of the noble Grecians and Romans, các trang XX-XXI.
  13. ^ Giles MacDonogh, Frederick the Great: A Life in Deed and Letters, trang 388
  14. ^ a b c Christoph F. Konrad, Plutarch, Plutarch's Sertorius: a historical commentary, trang XXV
  15. ^ Symposiacs, Book IX, questions II & III
  16. ^ “Plutarch Bio(46c.-125)”. The Online Library of Liberty. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2006.
  17. ^ Plutarch, Otho 14.1
  18. ^ Ziegler, Konrad, Plutarchos von Chaironeia (Stuttgart 1964), 258. Citation translated by the author.
  19. ^ Plutarch, Cao Việt Dũng, Nguyễn Cảnh Bình, Nguyễn Hoa Cương, Tạ Quang Đông, Những anh hùng Hy Lạp cổ đại. Xem sơ lược.
  20. ^ Plutarch, Cao Việt Dũng. Nguyễn Cảnh Bình. Nguyễn Hoa Cương. Tạ Quang Đông, Những anh hùng Hy Lạp cổ đại, trang 19
  21. ^ Plutarch, Cao Việt Dũng. Nguyễn Cảnh Bình. Nguyễn Hoa Cương. Tạ Quang Đông, Những anh hùng Hy Lạp cổ đại, trang 6
  22. ^ Robert Lamberton, Plutarch, Bìa Sau
  23. ^ Thomas Magnell, Values and education, trang 204
  24. ^ Encyclopedia Americana, Americana Corp., 1966, trang 244, Tập 16
  25. ^ Plutarch, Philip A. Stadter, Robin Waterfield, Roman lives: a selection of eight Roman lives, trang 362
  26. ^ a b K. A. E. Enenkel, Jan L. de Jong, Jeanine Landtsheer, Alicia Montoya, Recreating ancient history: episodes from the Greek and Roman past in the arts and literature of the Early Modern Period, trang 248
  27. ^ David Fraser, Frederick the Great: King of Prussia, trang 240
  28. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 184
  29. ^ Giles MacDonogh, Frederick the Great: A Life in Deed and Letters, trang 197
  30. ^ Nathan Ausubel, Superman: the life of Frederick the Great, trang 782
  31. ^ Francesco Manzini, Stendhal's parallel lives, trang 57

Liên kết ngoài

Các công trình của Plutarch

Tư liệu thứ cấp