Phong trào kháng Nhật cứu quốc

Phong trào kháng Nhật cứu quốc
(Trung Hoa Dân Quốc)
Một phần của Cao trào kháng Nhật
Lời hiệu triệu toàn quốc kháng Nhật của đệ nhất phu nhân Tống Mỹ Linh năm 1940.
Địa điểm
Kết quả Nội chiến tạm hoãn, Quốc-Cộng hợp tác, Trung Quốc cắt bang giao với Đức và gia nhập Đồng Minh.
Tham chiến
Quốc dân Cách mệnh Quân
Bát lộ quân
Đông Bắc kháng Nhật liên quân[1]
Hoàng quân Nhật Bản[2]
Mãn Châu quốc quân
Lục quân Nội Mông
Chỉ huy và lãnh đạo
Tưởng Giới Thạch
Mao Trạch Đông
Chiêu Hòa
Uông Tinh Vệ
Phổ Nghi
Yondonwangchug

Phong trào kháng Nhật cứu quốc (tiếng Trung: 抗日救亡運動, Kháng Nhật cứu vong vận động) là một hoạt động chính trị - xã hội do chính phủ Trung Hoa Dân Quốc phát động năm 1931 và tồn tại tới năm 1945[3].

Lịch sử

Một nữ sinh Đại học Thanh Hoa diễn thuyết trước quần chúng.

Năm 1927, thủ tướng Nhật Tanaka Giichi chủ trì Đông phương hội nghị nhằm đề xuất chính sách "tách Mãn Châu khỏi bản địa Trung Hoa Dân Quốc và đặt dưới quyền kiềm tỏa của Nhật Bản" (把滿洲從中華民國本土分裂出來,自成一區,置於日本勢力之下)[4][5].

Ngày 18 tháng 09 năm 1931, tập đoàn quân Quan Đông đánh tan lực lượng chính quy của Trung Hoa Dân Quốc, tiến chiếm Thẩm Dương, dẫn tới sự kiện Phụng Thiên. Tại các thành thị, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ngầm khuyến khích các hoạt động xuống đường biểu tình của học sinh, sinh viên với chủ trương phản đối những thế lực đòi chia cắt Trung Hoa.

Năm 1932, Đế quốc Nhật Bản đưa cựu hoàng Phổ Nghi trở lại ngai vàng, thành lập Mãn Châu Quốc và li khai Trung Hoa Dân Quốc. Sau tuyên bố phối hợp giữa Đảng Cộng sản Trung QuốcĐảng Cộng sản Nhật Bản về mặt công tác thông tin tuyên truyền, các đơn vị chí nguyện quân mọc lên ở khắp nơi, tiến hành chiến tranh du kích hòng làm hao sinh lực Nhật.

Vì vậy, vào năm 1935, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc phải thành lập liên tiếp các tổ du kích kháng Nhật để cạnh tranh với Trung Cộng.

Năm 1937, Trung Quốc Quốc dân ĐảngTrung Quốc Cộng sản Đảng tuyên bố hợp tác kháng Nhật trên cơ sở thống nhất các đơn vị lẻ tẻ thành Quốc dân Cách mệnh Quân. Kháng chiến bùng nổ.

Văn hóa

Phong trào kháng Nhật cứu quốc thường được truyền thông hiện đại coi là mốc khởi đầu hiện tượng bài Nhật trong cộng đồng người Hoa. Trên phim ảnh, phong trào cũng hiện diện như xúc tác cho biến chuyển xã hội Trung Quốc thập niên 1930.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Thực tế dưới sự chỉ đạo trực tiếp của bộ chỉ huy quân sự Trung Cộng.
  2. ^ Gồm cả các đơn vị của chính phủ Dân Quốc Nam Kinh.
  3. ^ 杨玉文等编. 第二次世界大战大词典. 第377页.
  4. ^ 陈恭禄 (2012年). 《中国近代史》 (bằng tiếng Trung). 工人出版社. ISBN 9787500848189.
  5. ^ 徐中约 (2008年). 《中国近代史:中国的奋斗》 (bằng tiếng Trung). 世界图书出版公司. ISBN 9787506287128.