Ở Triều Tiên, giọng chuẩn là giọng Seoul, chứ không phải giọng P'yŏng'an.[1] Phương ngữ hai miền Nam - Bắc Triều Tiên tuy có những điểm khác nhau nhưng vẫn có thể hiểu lẫn nhau. Một điểm nổi bật của sự khác biệt này là tiếng Triều Tiên ở CHDCND Triều Tiên có rất ít từ mượn tiếng Anh. Thay vào đó, người ta dùng những từ ngữ thuần Triều Tiên, hoặc tạo ra những từ mới.
Phương ngữ Yukchin ở vùng Yukchin xưa, nay là phía bắc tỉnh Bắc Hamgyŏng. Mặc dù ở khá xa so với P'yŏng'an nhưng giọng Yukchin lại giống với phương ngữ P'yŏng'an hơn giọng Hamgyŏng.[1]
Các phương ngữ Yeongseo (영서 방언) ở vùng Yeongseo của tỉnh Gangwon Hàn Quốc và tỉnh Kangwon của CHDCND Triều Tiên, đến phía tây dãy núi Taebaek. Mặc dù được xem là một nhánh của phương ngữ Gangwon (강원 방언) nhưng giọng Yeongso lại khá khác biệt so với Yeongdong ở phía tây dãy núi.
Các phương ngữ Yoengdong (영동 방언), được nói tại vùng Yeongdong của tỉnh Gangwon Hàn Quốc và tỉnh Kangwon của CHDCND Triều Tiên, đến phía đông dãy núi Taebaek. Cũng được xem là một nhánh của phương ngữ Gangwon (강원 방언) nhưng khá khác biệt với giọng Yeongso.[1]
Các phương ngữ Gyeongsang (경상 방언), cũng được gọi là phương ngữ Đông Nam, được nói tại vùng Gyeongsang (Yeongnam) của Hàn Quốc, kể cả các thành phố Busan, Daegu và Ulsan. Phương ngữ này dễ phân biệt với giọng Seoul do có cao độ đa dạng hơn. Có sáu nguyên âm: i, e, a, eo, o, u.
Các phương ngữ Jeolla (전라 방언) hay phương ngữ Tây Nam tại vùng Jeolla (Honam) của Hàn Quốc và thành phố Gwangju. Có mười nguyên âm: i, e, ae, a, ü, ö, u, o, eu, eo.
Phương ngữ Jeju (제주 방언) tại đảo Jeju phía tây nam Hàn Quốc, đôi khi được coi như một ngôn ngữ riêng.[2] Phương ngữ này vân giữ được chín nguyên âm của tiếng Triều Tiên trung đại, kể cả âm arae-a (ɔ) và có thể có thêm các phụ âm khác.
Ngoài bán đảo Triều Tiên
Koryo-mar (Корё мар/고려말, tiếng Triều Tiên chuẩn: 중앙아시아 한국어), bắt nguồn từ phương ngữ Hamgyŏng, là phương ngữ của những người thuộc dân tộc Triều Tiên sống ở những quốc gia Xô viết cũ, có nhiều từ mượn tiếng Nga và các ngôn ngữ Turk.