Phương ngữ Kagoshima

Tiếng Nhật Kagoshima
Satsugū, Satsuma
Phát âm[kaɡoʔma] hay [kaɡomma]
Sử dụng tạiNhật Bản
Khu vựcTỉnh KagoshimaMiyazaki
Tổng số người nói?
Phân loạiNhật Bản
Phương ngữ
Satsuma
Nam Satsuma
Tây-Bắc Satsuma
Ōsumi
Morokata
Koshikijima
Tanegashima
Yakushima
Tokara
Hệ chữ viếtCác hệ chữ viết tiếng Nhật
Mã ngôn ngữ
Glottologsats1241[1]
Linguasphere45-CAA-ah[2]
Vùng phương ngữ Satsugū (cam)
Trang này có ký tự . Vì phông chữ hay lý do khác, ký tự này có thể sẽ không được hiển thị đúng trên thiết bị của bạn.

Phương ngữ Satsugū (薩隅方言 (Tát Ngung phương ngôn) Satsugū Hōgen?) hay phương ngữ Kagoshima (鹿児島弁 (Lộc Nhi Đảo biện) Kagoshima-ben, Kagomma-ben, Kago'ma-ben, Kagoima-ben?), là một nhóm phương ngữ hay dãy phương ngữ tiếng Nhật nói chủ yếu trong phạm vi hai tỉnh cũ ŌsumiSatsuma nay nằm trong địa phận tỉnh Kagoshima. Nó cũng có thể được gọi là phương ngữ Satsuma (薩摩方言 Satsuma Hōgen hay 薩摩弁 Satsuma-ben), do sự nổi bật của tỉnh Satsuma và phiên Satsuma (bao gồm Satsuma, Ōsumi và góc tây nam Hyūga). Dù không phải một ngôn ngữ riêng biệt, người ta vẫn thường nhắc đến phương ngữ Satsugū do mức độ thông hiểu thấp với cả những phương ngữ Kyūshū lân cận.[3] Nó chia sẻ một số đặc điểm khu vực với các phương ngữ Kyūshū khác và chừng 3/4 khối từ vựng với tiếng Nhật chuẩn.[4][5][6]

Phân bố và tiểu phương ngữ

Phân loại truyền thống:
 Satsuma,  Ōsumi,  Morokata  khác
(phạm vi xấp xỉ)

Khu vực nói phương ngữ Satsugū thường được xác định là vùng thuộc phiên Satsuma trong lịch sử (bao gồm đa phần tỉnh Kagoshima, nằm ở góc nam đảo Kyushu, cùng một phần nhỏ tỉnh Miyazaki về phía đông). Có thể chia tiếng nói vùng này ra làm ba phương ngữ con: phương ngữ Satsuma ở tây Kagoshima, phương ngữ Ōsumi ở Kagoshima, phương ngữ Morokata ở mút cùng tây nam tỉnh Miyazaki).[7]

Tuy nhiên, sự đa dạng nội phương ngữ trên thực tế lớn hơn nhiều, làm cho cách phân loại làm ba phương ngữ con như trên thiếu chính xác. Thành phố, thị trấn, làng mạc ngay liền nhau có thể có khác biệt về khác âm, từ vựng, lối nói hay đặc điểm ngữ pháp, và tiếng nói trên đảo xa bờ còn cho thấy sự khác biệt lớn hơn nữa do sự cô lập trong lịch sử. Bởi vậy, có thể coi Satsugū là một dãy phương ngữ (nơi càng gần nhau thì càng giống nhau, nơi càng xa thì khác biệt càng lớn). Theo cách nhìn này, mọi phân vùng ở Kyushu—gồm Satsuma, Ōsumi, Morokata—tạo nên một nhánh phương ngữ liên quan, thiếu ranh giới chia tách do sự tiếp xúc lâu dài giữa những phân vùng. Ngược lại, những đảo xa bờ có tiếng nói đặc trưng hơn, tạo nên ba nhánh phương ngữ. Ba nhánh này là: phương ngữ quần đảo Koshikijima về phía tây, phương ngữ quần đảo Ōsumi ngay về phía nam (như Tanegashima, Yakushima, Kuchinoerabu) và phương ngữ quần đảo Tokara xa hơn về phía nam. Tiếng nói trên quần đảo Amami không thuộc phương ngữ Satsugū, mà là một phần của nhóm ngôn ngữ Lưu Cầu Bắc.[8]

Dưới đây là cây phát sinh ví dụ về tiểu phương ngữ Satsugū (vùng trong ngoặc đơn chỉ là xấp xỉ):

Satsugū (Nam Kyushu)
Kagoshima đảo chính
Satsuma (tây Kagoshima)
Hokusatsu (Bắc‑Tây Satsuma)

Izumi-Akune (và vùng xung quanh)

Nagashima-Shishijima

Trung Satsuma (hầu khắp Kagoshima, nhất là trong và quanh thành phố Kagoshima)

Nam Satsuma

Nam bán đảo Satsuma (Makurazaki)

Tây quần đảo Ōsumi (Kuroshima, Takeshima, Iōjima)

Ōsumi (Đông Kagoshima)

Morokata (Nam-Tây Miyazaki)

Quần đảo Koshikijima

Bắc (Kami-Koshikijima)

Trung (Naka-Koshikijima)

Nam (Shimo-Koshikijima)

Đông quần đảo Ōsumi
Tanegashima

bắc Tanegashima (Nishinoomote)

nam Tanegashima (Nakatane, Minamitane)

Yakushima

Yakushima

Kuchinoerabu

Quần đảo Tokara

Bắc Tokara (Kuchinoshima, Nakanoshima)

Trung Tokara (Tairajima, Suwanosejima)

Nam Tokara (Takarajima)

Tình trạng hiện tại

Như mọi phương ngữ tiếng Nhật, tiếng nói truyền thống của Kagoshima nay dần bị tiếng Nhật chuẩn thay thế do sự chuẩn hoá giáo dục cùng truyền thông đại chúng, nhất là ở giới trẻ. Kết quả là nhiều đặc điểm có thể cho là đặc trưng cho tiếng Nhật Kagoshima đang dần lu mờ. Về mặt âm vị học, dạng vòm hoá của nguyên âm /e/ cùng sự lưu giữ phụ âm môi hoá /kʷ ɡʷ/ đang mất đi. Hơn nữa, những quá trình âm vị học (chẳng hạn sự hoà đúc nguyên âm và lượt bỏ nguyên âm cao), cũng như đặc điểm ngữ pháp, từ vựng riêng biệt của phương ngữ Kagoshima đều đang bị tiếng Nhật chuẩn xoá sổ.

Nguồn tham khảo

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Satsugū”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ “民族、言語、人種、文化、区別スレ”. Mimizun.com. ngày 31 tháng 8 năm 2005. Comment #657. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2011.
  3. ^ Kindaichi, Haruhiko; Umeyo Hirano (1989). The Japanese language. Translation: Umeyo Hirano. Tuttle Publishing. tr. 55. ISBN 978-0-8048-1579-6.
  4. ^ “Ethnologue report for language code: jpn”. SIL International. 2009. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2009.
  5. ^ Murray, J. (1878). “The Academy”. 14. Princeton University: 156. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  6. ^ Curry, Stewart A. (2004). “Small Linguistics: Lexical Loans in Nakijin Dialect Okinawan” (PDF). University of Hawaii Library. tr. 168.
  7. ^ Kuhl, Michael. “Zur sprachräumlichen Gliederung des Japanischen” (PDF). tr. 212. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2012.
  8. ^ Shibatani (1990), pp. 192-194