Phú Thạnh, Nhơn Trạch

Phú Thạnh
Xã Phú Thạnh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
TỉnhĐồng Nai
HuyệnNhơn Trạch
Địa lý
Tọa độ: 10°43′1″B 106°51′2″Đ / 10,71694°B 106,85056°Đ / 10.71694; 106.85056
MapBản đồ xã Phú Thạnh
Phú Thạnh trên bản đồ Việt Nam
Phú Thạnh
Phú Thạnh
Vị trí xã Phú Thạnh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích17,76 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng7.558 người[1]
Mật độ419 người/km²
Khác
Mã hành chính26488[2]

Phú Thạnh là một thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.

Địa lý

Xã Phú Thạnh có vị trí địa lý:   

Xã Phú Thạnh có diện tích 17,76 km², dân số 7.558 người,[1] mật độ dân số đạt 419 người/km².

Hành chính

Xã Phú Thạnh được chia thành 3 ấp: 1, 2, 3.[3]

Kinh tế

Phú Thạnh là xã nông nghiệp nhân dân sống phân bố đều ở 3 ấp, dọc theo đường Lý Thái Tổ (tỉnh lộ 25A, sau này đổi thành tỉnh lộ 769), nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp và buôn bán, địa hình của xã tương đối bằng phẳng, rộng rãi, có đường thủy và đường bộ chạy qua, thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán trong và ngoài địa bàn, do thiên nhiên khí hậu ưu đãi cùng với việc đô thị hóa nhanh của các khu công nghiệp tạo ra nhiều việc làm cho nên đời sống của nhân dân cũng từng bước được cải thiện.

Dân tộc: Chủ yếu là dân tộc kinh sinh sống, còn lại một số lượng nhỏ người Hoa đến làm ăn sinh sống đã lâu trên địa bàn, chủ yếu làm nghề buôn bán, hiện nay cả xã có 120 người Hoa, sống tập trung ở chợ và dọc đường Lý Thái Tổ (tỉnh lộ 25A, sau này đổi thành tỉnh lộ 769).

Tình hình an ninh chính trị trận tự xã hội trong xã tương đối ổn định, hệ thống các tổ chức Đảng, tổ chức chính quyền, đoàn thể nhân dân vững mạnh. Hàng năm đều hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện đề ra.

Văn hóa

Các cơ sở tôn giáo gồm có:

  1. Chùa Khánh Lâm Tự: Thuộc ấp 1, được xây dựng cách đây khoảng 200 năm, chùa đã qua nhiều lần trùng tu, hiện nay là nơi sinh hoạt tôn giáo của tín đồ đạo phật, diện tích khuôn viên của chùa là 5 ha, thu nhập chính của chùa chủ yếu là tăng gia sản xuất.
  2. Chùa Hưng thành Tự: Thuộc ấp 1, hiện nay chùa đã qua 2 lần trùng tu, chùa đã thực sự vững chắc đất đai của chùa gồm 2.000m².
  3. Chùa Long Phú Tự: ở ấp 3, chùa đã được trùng tu sửa chữa vững chắc.
  4. Thánh thất chí tôn Cao đài nằm ở ấp 3 được xây dựng năm 1955, trên khuôn viên 0,4ha thánh thất đã qua nhiều lần sửa chữa đến nay cơ bản vững chắc, là nơi sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ, ngoài ra thánh thất còn 2 ha đất ở cù lao ông cồn, nguồn thu nhập chính của các chức sắc là do nhân dân đóng góp và tăng gia sản xuất.
  5. Thánh thất phật mẫu: Được xây dựng ở ấp 3.
  6. Tin lành mới du nhập vào địa bàn xã từ năm 1990 đến nay với số lượng ít không đáng kể, gồm 5 hộ.

Chú thích

  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Quyết định 20/2022/QĐ-UBND số lượng nhiệm vụ cộng tác viên dân số Đồng Nai”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2023.

Tham khảo