Phú Đông, Ba Vì

Phú Đông
Xã Phú Đông
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
HuyệnBa Vì
Địa lý
Tọa độ: 21°15′22″B 105°22′32″Đ / 21,25611°B 105,37556°Đ / 21.25611; 105.37556
Phú Đông trên bản đồ Hà Nội
Phú Đông
Phú Đông
Vị trí xã Phú Đông trên bản đồ Hà Nội
Phú Đông trên bản đồ Việt Nam
Phú Đông
Phú Đông
Vị trí xã Phú Đông trên bản đồ Việt Nam
Diện tích3,62 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng4670 người[1]
Mật độ1290 người/km²
Khác
Mã hành chính09643[2]

Phú Đông là một thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Xã Phú Đông có diện tích 3,62 km², dân số năm 1999 là 4670 người,[1] mật độ dân số đạt 1290 người/km².

Phía tây nam xã Phù Đông là xã Thái Hòa, phía tây bắc là xã Phong Vân, phía bắc là xã Cổ Đô, phía đông là xã Vạn Thắng, Ba Vì. Phù Đông hiện gồm các thôn làng Tân Phong (xưa là Cổ Pháp tổng Thanh Mai huyện Tiên Phong phủ Quảng Oai tỉnh Sơn Tây), Tuấn Xuyên, Đông Phù, Vân Thịnh, Đông Lâu. Đầu thế kỷ 19 tổng Thanh Mai huyện Tiên Phong phủ Quảng Oai trấn Sơn Tây gồm các làng xãː Thanh Mai (kẻ Mơ), Trạch Mi, Trạch Mi Trù, Cổ Pháp (kẻ Pháp), Tuấn Xuyên, Vân Hội (kẻ Đối)[3]. Đến đầu thế kỷ 20, theo Ngô Vi Liễn, tổng Thanh Mai phủ Quảng Oai tỉnh Sơn Tây gồm các xãː Cổ Pháp, Hậu Trạch (tức Trạch Mi), Mai Trại (tức Thanh Mai), Nhuận Trạch (tức Trạch Mi Trù), La Xuyên, Tuấn Xuyên, Vân Hội, Quang Ngọc[4]. Ngày nay, các làng Cổ Pháp (nay đổi là Tân Phong), Tuấn Xuyên, Vân Hội (Phong Vân, Ba Vì), nằm ở phần phía tây tổng Thanh Mai xưa, hiện thuộc xã Phú Đông và xã Phong Vân, còn các làng Hậu Trạch, Mai Trại, Nhuận Trạch, La Xuyên thuộc xã Vạn Thắng, Ba Vì. Đầu thế kỷ 15, trên vùng đất tổng Thanh Mai, nhà Hồ cho xây dựng tòa thành Đa Bang căn cứ phòng thủ trọng yếu chống nhà Minh.

Chú thích

  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ 19, trang 41.
  4. ^ Danh mục các làng xã Bắc Kỳ, Ngô Vi Liễn, Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ, năm 1924, trang 113.

Tham khảo