Azerbaijan về mặt hành chính được phân chia thành 59 quận (rayonlar; số ít rayon), 11 thành phố (şəhərlər; số ít şəhər), 1 cộng hoà tự trị (muxtar respublika) có 7 quận và 1 thành phố. Các rayon được chia tiếp thành các khu tự quản (Bələdiyyəsi).
Ngoài ra, Azerbaijan còn được chia thành chín vùng kinh tế (İqtisadi Rayonar; số ít İqtisadi Rayonu).[1] Mỗi vùng gồm một số quận, song đây không phải là một cấp hành chính. Cộng hoà Tự trị Nakhchivan tạo thành vùng kinh tế thứ 10.
Vùng và Cộng hoà tự trị
Mười vùng của Azerbaijan.
1. Abşeron 2. Gəncə-Qazax 3. Şəki-Zaqatala 4. Lənkəran 5. Quba-Xaçmaz
6. Aran 7. Yuxarı Qarabağ 8. Kəlbəcər-Laçın 9. Dağlıq Şirvan 10. Naxçıvan
Lãnh thổ Nagorno-Karabakh trên danh nghĩa thuộc về các rayonsau của Azerbaijan: Khojavend, Shusha, Khojaly, phần phía đông của Kalbajar và phần phía tây của Tartar. Trong thời Liên Xô, khu vực này được gọi là Tỉnh tự trị Nagorno-Karabakh; song vào ngày 26 tháng 11 năm 1991, Nghị viện CHXHCNXV Azerbaijan đã bãi bỏ vị thế tự trị của Nagorno-Karabakh. Sau đó, lãnh thổ của tỉnh tự trị cũ được phân chia giữa các rayon kể trên. Do Chiến tranh Nagorno-Karabakh, hầu hết lãnh thổ này hiện nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng người Armenia đến từ Nagorno-Karabakh và Armenia.[2]Cộng hòa Nagorno-Karabakh (NKR) tự xưng cũng kiểm soát một phần lớn lãnh thổ tại miền tây nam Azerbaijan bên ngoài Nagorno-Karabakh. Cộng hoà Nagorno-Karabakh có hệ thống phân cấp hành chính riêng của họ, không công nhận các rayon của Azerbaijan trên lãnh thổ do họ kiểm soát.
1 Có một phần lãnh thổ nằm ngoài châu Âu. 2 Được cho là thuộc châu Âu vì nguyên nhân văn hóa, chính trị và lịch sử, song thuộc Tây Nam Á về mặt địa lý.