Phân bộ Rùa cổ ẩn

Phân bộ Rùa cổ ẩn
Thời điểm hóa thạch: Kỷ Jura - gần đây, 190–0 triệu năm trước đây
Rùa khổng lồ Aldabra (Dipsochelys dussumieri)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Reptilia
Bộ (ordo)Testudines
Phân bộ (subordo)Cryptodira
Cope, 1868[1]
Phân nhóm
Danh pháp đồng nghĩa[1][2]
Danh sách
  • Cryptoderes Duméril and Bibron, 1834
    Cryptodera Lichtenstein, 1856
    Cryptodira Cope, 1868
    Cryptodiramorpha Lee, 1995
    Pancryptodira Joyce, Parham, and Gauthier, 2004

Phân bộ Rùa cổ ẩn hay phân bộ Rùa cổ cong hoặc phân bộ Rùa cổ rụt (danh pháp khoa học: Cryptodira) là một phân bộ (bộ phụ) của bộ Rùa (Testudines). Phân bộ này bao gồm hầu hết các loài rùa cạn và rùa nước còn sinh tồn, với 247 loài trong 11 họ[3].

Đặc điểm sinh học

Các loài rùa thuộc phân bộ này khi thụt đầu vào trong mai thì hạ thấp cổ xuống uốn thành hình chữ S trong mặt phẳng thẳng đứng và kéo thẳng đầu vào bên trong mai. Như thế, phần cổ của chúng được giấu đi hoàn toàn.

Phân loại

Cryptodira đã tiến hóa chủ yếu trong suốt kỷ Jura, và vào cuối kỷ này thì nó đã gần như thay thế hoàn toàn cho Pleurodira trong các sông ngòi, ao hồ; trong khi bắt đầu phát triển và tiến hóa thành các loài sống trên cạn.

Cryptodira có ba siêu họ còn loài sinh tồn là rùa biển (Chelonioidea), rùa mai mềm (Trionychoidea) và rùa cạn (Testudinoidea). Siêu họ trước đây được ghi nhận như là Kinosternoidea thì hiện nay được coi là tổ hợp cận ngành của phần lớn các loài rùa nguyên thủy thuộc siêu họ Trionychoidea; và vì thế chúng không tạo thành một nhóm tự nhiên[4].

Có hai định nghĩa thường được tìm thấy cho phân bộ Cryptodira.

Định nghĩa thứ nhất (theo nghĩa rộng) được sử dụng trong bài này. Nó có danh pháp Cryptodira Dumeril & Bibron, 1835, không Cope, 1871 (tương đương với Cryptodiramorpha Lee, 1995 sensu Parham & Hutchison, 2003). Theo định nghĩa này thì Cryptodira bao gồm một lượng các dòng dõi nguyên thủy nhưng đã tuyệt chủng, chỉ biết đến từ các hóa thạch, cũng như bao gồm Eucryptodira. Nhóm Eucryptodira tới lượt mình lại bao gồm vài nhóm cơ sở cũng đã tuyệt chủng, và Centrocryptodira chứa một vài loài tiền sử là họ hàng của các loài rùa cổ ẩn còn sinh tồn và nhóm chứa các loài còn sinh tồn với danh pháp là Polycryptodira (tương đương với Cryptodira sensu Parham & Hutchison, 2003, hay Cryptodira nghĩa hẹp)[4].

Định nghĩa thứ hai hạn chế việc sử dụng thuật ngữ "Cryptodira" chỉ cho nhóm chỏm cây là Polycryptodira. Cryptodira như được định nghĩa trong bài này tương đương với Cryptodiramorpha trong định nghĩa thứ hai. Theo cách tiếp cận thứ hai này thì Pleurodira và Cryptodira không là các đơn vị phân loại chị em[4].

Theo nghĩa rộng thì Cryptodira có thể phân loại như sau[4]:

Hình ảnh

Ghi chú

  1. ^ a b c Rhodin 2011, tr. 000.171
  2. ^ a b Rhodin 2008, tr. 000.3
  3. ^ Rhodin A. G. J., van Dijk P. P, Iverson J. B., Shaffer H. B. (Turtle taxonomy Working Group), 2010, "Turtles of the world, 2010 update: annotated checklist of taxonomy, synonymy, distribution, and conservation status" trong Rhodin A. G. J., Pritchard P. C. H., van Dijk P. P., Saumure R. A., Buhlmann K. A., Iverson J. B., Mittermeier R. A. (chủ biên). "Conservation Biology of Freshwater Turtles and Tortoises: A Compilation Project of the IUCN/SSC Tortoise and Freshwater Turtle Specialist Group". Chelonian Research Monographs No. 5: 000.85-000.164, ngày 14 tháng 12 năm 2010, doi:10.3854/crm.5.000.checklist.v3.2010
  4. ^ a b c d Haaramo Mikko, 2008, Mikko's Phylogeny Archive - Cryptodira Lưu trữ 2009-02-14 tại Wayback Machine. Phiên bản ngày 11 tháng 3 năm 2008, sửa đổi ngày 30 tháng 1 năm 2010. Tra cứu ngày 7 tháng 4 năm 2011.

Tham khảo

(tiếng Anh)