Olympiad Cờ vua là một giải đấu cờ vua đồng đội mà các đội tham dự đến từ khắp thế giới. Sự kiện này được tổ chức 2 năm một lần bởi FIDE. FIDE cũng chọn nước chủ nhà cho từng năm.
Tên gọi "Olympiad cờ vua" (tiếng Anh: Chess Olympiad) cho giải vô địch đồng đội của FIDE có nguồn gốc lịch sử và hàm ý rằng không có mối liên hệ nào với Thế vận hội Olympic.
Sự ra đời của Olympiad Cờ vua
Olympiad đầu tiên là không chính thức. Nỗ lực để cờ vua trở thành một môn thể thao trong Thế vận hội Mùa hè 1924 tại Paris đã thất bại do có sự phân biệt giữa kỳ thủ nghiệp dư và kỳ thủ chuyên nghiệp[1]
Cờ vua được công nhận là một môn thể thao bởi Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC);[3] đến tháng 6 năm 1999, FIDE được công nhận là Liên đoàn Thể thao Quốc tế[3][4][5][6]
Là một thành viên của IOC, FIDE tuân thủ tuyệt đối theo nhưng quy định, bao gồm, việc kiểm tra doping[7][8][9][10] Điều này đã gây nên một sự tranh cãi trong giới chuyên môn cờ vua. Viễn cảnh cờ vua trở thành một môn thể thao thi đấu chính thức của Olympic vẫn là chưa rõ ràng. Vì thế, Olympiad Cờ vua không liên quan gì đến Olympic.
Thi đấu
Mỗi thành viên của FIDE có thể tham gia một đội để thi đấu Olympiad.[1] Mỗi đội gồm 5 kỳ thủ, 4 kỳ thủ chính thức và 1 dự bị (trước Olympiad Cờ vua 2008 tại Dresden, có 2 kỳ thủ dự bị)[11].[1] Ban đầu mỗi đội đấu vòng tròn với các đội khác. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều đội tham gia giải đấu nên điều này là không khả thi.[1] Ban đầu, các đội được xếp hạng hạt giống sẽ thi đấu trước. Nhưng điều này có một số mặt hạn chế và đến năm 1976, hệ Thụy Sĩ được áp dụng.[1]
Cúp cho đội giành chiến thắng là Cúp Hamilton-Russell,[1] được nhà tài phiệt Frederick Hamilton-Russel đề nghị như một giải thưởng cho Olympiad Cờ vua thứ nhất tại London 1927. Cúp được giữ bởi đội chiến thắng cho đến giải đấu lần sau, khi nó được giao lại cho nhà vô địch mới. Cúp cho đôi nữ chiến thắng Olympiad Cờ vua Nữ là Cúp Vera-Menchik.
Chỉ những kỳ thủ tham dự Olympiad ít nhất 4 lần mới được tính trong danh sách này.
Chỉ tính huy chương cá nhân của các kỳ thủ, theo thứ tự vàng - bạc - đồng.
(1) Kasparov tham dự 4 kỳ Olympiad đầu cho Liên Xô, còn lại cho Nga. 4 huy chương vàng là do có hiệu suất thi đấu (lần đầu được giới thiệu ở Thessaloniki 1984) cao nhất, 3 huy chương vàng còn lại là do số điểm giành được nhiều nhất tại bàn 1.
(2) Keres tham dự 3 kỳ Olympiad đầu cho Estonia, còn lại cho Liên Xô.