Nho lâm ngoại sửNho lâm ngoại sử (chữ Hán: 儒林外史, bính âm: Rú lín wài shǐ) hay còn gọi là Chuyện làng nho là tiểu thuyết chương hồi của Ngô Kính Tử thời nhà Thanh, toàn thư gồm 56 hồi (theo Lỗ Tấn thì hồi cuối cùng không phải do Ngô Kính Tử sáng tác), miêu tả gần hai trăm nhân vật mà hầu hết là nhà Nho, nội dung phê phán và châm biếm sâu cay chế độ khoa cử công danh thời nhà Thanh. Tác giảNgô Kính Tử (1701 - 1754) tự là Mẫn Hiên, hiệu là Lạp Dân, về già lại lấy hiệu là Văn Mộc lão nhân, người Toàn Tiêu tỉnh An Huy. Ông xuất thân trong một gia đình khoa hoạn truyền thống, nhiều người đi thi đỗ đạt làm quan. Nhưng bản thân Ngô Kính Tử lại chán ghét khoa cử công danh, cuối cùng gia sản ruộng đất bán sạch, ông phải lên Nam Kinh sống cuộc sống hết sức nghèo khổ nhưng chí khí rất hiên ngang ngạo nghễ chứ không chịu cúi đầu. Ngoài Nho lâm ngoại sử, Ngô Kính Tử còn có các tác phẩm Văn Mộc Sơn phòng thi văn tập (12 quyển nay còn 4) và 7 quyển Thi thuyết (nay thất truyền). Kết cấuNho lâm ngoại sử không có một cốt truyện rõ rệt, tác phẩm trình bày hết nhân vật này đến nhân vật khác chứ không xoay quanh một cốt truyện duy nhất hoặc xoay quanh số phận nhân vật chính. Đúng như Lỗ Tấn đã nói: Nho lâm ngoại sử là bức tranh ghép bằng các mảnh giấy vụn[1]. Kết cấu truyện có thể chia làm 4 phần:
Nội dung tư tưởngTrong Nho lâm ngoại sử, Ngô Kính Tử đã miêu tả rất nhiều nhà Nho, tốt có, xấu có, nhưng chung quy có thể làm bốn loại:
Từ bức tranh phong phú và sinh động về làng nho nói trên, Ngô Kính Tử đã miêu tả, châm biếm, lên án và đả kích sâu cay chế độ khoa cử phong kiến Trung Quốc, đặc biệt là thời kỳ nhà Thanh dưới các triều đại Khang Hy, Càn Long, đả kích việc sử dụng văn bát cổ để tuyển chọn nhân tài. Chế độ khoa cử dưới thời kỳ này đã mất hết ý nghĩa tích cực, bị biến thành giáo điều, hình thức, chủ yếu đào tạo ra những "con vẹt", làm tha hoá nhân cách thanh cao, trong sạch của các nhà Nho chứ không hề giúp ích gì cho việc mở mang phong hoá. Giáo sư Trương Trọng Thuần đã nói:
Lỗ Tấn cũng nhận xét:
Tư tưởng châm biếm, đả kích của Nho lâm ngoại sử có ảnh hưởng lớn đến các tác phẩm sau này như Nhị thập niên mục đổ chi quái hiện trạng, Quan trường hiện hình ký, Lão tàn du ký, Nghiệt hải hoa và Hải Thượng Hoa liệt truyện[4]. Chú thích
Tham khảoWikisource có văn bản gốc liên quan đến bài viết:
|