Nhiên liệu tảo

Một cái bình đáy rộng chứa nhiên liệu máy bay "xanh" làm từ tảo

Nhiên liệu tảo, nhiên liệu sinh học tảo hay dầu tảo là một loại nhiên liệu thay thế cho nhiên liệu hóa thạch lỏng. Loại nhiên liệu này sử dụng tảo làm nguồn dầu giàu năng lượng. Đồng thời, nhiên liệu tảo cũng là một sự thay thế cho nguồn nhiên liệu sinh học được biết tới phổ biến như ngômía.[1][2] Một vài công ty và trung gian chính phủ khác nhau đang nỗ lực giảm chi phí vốn và sản xuất để giúp việc sản xuất nhiên liệu tảo khả thi về mặt thương mại.[3] Giống như nhiên liệu hóa thạch, nhiên liệu tảo cũng thải ra CO2 khi bị đốt cháy, nhưng không giống như nhiên liệu hóa thạch, nhiên liệu tảo và các loại nhiên liệu sinh học khác chỉ thải CO2 mà trước đó đã bị lấy đi từ khí quyển thông qua chu trình quang hợp khi tảo hoặc thực vật đó phát triển. Khủng hoảng năng lượng và khủng hoảng thực phẩm trên thế giới đã làm lóe lên những mối quan tâm đối với ngành trồng tảo để tạo ra diesel sinh học và các loại nhiên liệu sinh học khác sử dụng những mảnh đất không phù hợp cho nông nghiệp. Trong số các đặc tính hấp dẫn của nhiên liệu tảo thì có việc chúng có thể phát triển với tác động tối thiểu lên nguồn nước ngọt,[4][5] có thể được sản xuất sử dụng nước mặn và nước thải, có điểm bốc cháy cao,[6] và có thể phân hủy sinh học và khá vô hại với môi trường nếu bị tràn.[7][8] Tảo tốn kém mỗi đơn vị thể tích nhiều hơn là các cây trồng nhiên liệu sinh học thế hệ thứ hai do giá thành sản xuất và vốn cao,[9] nhưng được khẳng định là cho ra nhiều nhiên liệu hơn từ 10 đến 100 lần mỗi đơn vị diện tích.[10] Bộ Năng lượng Hoa Kỳ ước tính rằng nếu nhiên liệu tảo thay thế tất cả nhiên liệu xăng dầu trên nước Mỹ thì sẽ cần 15.000 dặm vuông Anh (39.000 km2), tức là chỉ 0,42% diện tích nước Mỹ,[11] hoặc khoảng một nửa vùng đất Maine. Con số này ít hơn 17 diện tích trồng ngô tại Mỹ vào năm 2000.[12]

Tham khảo

  1. ^ Scott, S. A.; Davey, M. P.; Dennis, J. S.; Horst, I.; Howe, C. J.; Lea-Smith, D. J.; Smith, A. G. (2010). “Biodiesel from algae: Challenges and prospects”. Current Opinion in Biotechnology. 21 (3): 277–286. doi:10.1016/j.copbio.2010.03.005. PMID 20399634.
  2. ^ Darzins, Al; Pienkos, Philip; Edye, Les (2010). Current status and potential for algal biofuels production (PDF). IEA Bioenergy Task 39.
  3. ^ Oncel, S. S. (2013). “Microalgae for a macroenergy world”. Renewable and Sustainable Energy Reviews. 26: 241–264. doi:10.1016/j.rser.2013.05.059.
  4. ^ Yang, Jia; Ming Xu; Xuezhi Zhang; Qiang Hu; Milton Sommerfeld; YongShen Chen (2010). “Life-cycle analysis on biodiesel production from microalgae: Water footprint and nutrients balance” (PDF). Bioresource Technology. 10: 1016. doi:10.1016/j.biortech.2010.07.017. Lưu trữ (PDF) bản gốc 27 Tháng 2 2012. Truy cập 28 Tháng 12 2017. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date=|archive-date= (trợ giúp)
  5. ^ Cornell, Clayton B. (ngày 29 tháng 3 năm 2008). “First Algae Biodiesel Plant Goes Online: ngày 1 tháng 4 năm 2008”. Gas 2.0. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2008.
  6. ^ Dinh, L. T. T.; Guo, Y.; Mannan, M. S. (2009). “Sustainability evaluation of biodiesel production using multicriteria decision-making”. Environmental Progress & Sustainable Energy. 28: 38–46. doi:10.1002/ep.10335.
  7. ^ Demirbas, A. (2011). “Biodiesel from oilgae, biofixation of carbon dioxide by microalgae: A solution to pollution problems”. Applied Energy. 88 (10): 3541–3547. doi:10.1016/j.apenergy.2010.12.050.
  8. ^ AH Demirbas (2009). “Inexpensive oil and fats feedstocks for production of biodiesel”. Energy Education Science and Technology Part A: Energy Science and Research. 23: 1–13.
  9. ^ Carriquiry, M. A.; Du, X.; Timilsina, G. R. (2011). “Second generation biofuels: Economics and policies”. Energy Policy. 39 (7): 4222–4234. doi:10.1016/j.enpol.2011.04.036.
  10. ^ Greenwell, H. C.; Laurens, L. M. L.; Shields, R. J.; Lovitt, R. W.; Flynn, K. J. (2009). “Placing microalgae on the biofuels priority list: A review of the technological challenges”. Journal of the Royal Society Interface. 7 (46): 703–726. doi:10.1098/rsif.2009.0322.
  11. ^ Hartman, Eviana (ngày 6 tháng 1 năm 2008). “A Promising Oil Alternative: Algae Energy”. The Washington Post. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2008.
  12. ^ Dyer, Gwynne (ngày 17 tháng 6 năm 2008). “A replacement for oil”. The Chatham Daily News. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2008.

Đọc thêm

Liên kết ngoài