Nhựa than

Nhựa than
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiBalnetar, Cutar, others
Đồng nghĩaliquor carbonis detergens (LCD)
liquor picis carbonis (LPC)[1]
AHFS/Drugs.com
Danh mục cho thai kỳ
  • US: C (Rủi ro không bị loại trừ)
Dược đồ sử dụngbôi
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Các định danh
Số đăng ký CAS
ChemSpider
  • none
ECHA InfoCard100.029.417

Nhựa than hay hắc ín là một chất lỏng sền sệt sẫm màu, là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất than cốc và khí than từ than đá.[2][3] Nó có cả ứng dụng trong y tế và công nghiệp.[2][4] Chất này có thể được bôi cho các khu vực bị ảnh hưởng để điều trị bệnh vẩy nến và viêm da tiết bã (gàu).[5] Nó cũng có thể được sử dụng kết hợp với liệu pháp tia cực tím.[5] Trong công nghiệp thì đây là một chất bảo quản tà vẹt đường sắt và được sử dụng để tạo bề mặt của các con đường.[6]

Các tác dụng phụ bao gồm kích ứng da, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, phản ứng dị ứng và đổi màu da.[5] Mức độ an toàn nếu sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai vẫn là chưa rõ ràng và sử dụng trong thời gian cho con bú thường không được khuyến cáo.[7] Cơ chế hoạt động chính xác chưa được biết.[8] Đây là một hỗn hợp phức tạp của phenol, hydrocarbon thơm đa vòng (PAH), và các hợp chất dị vòng.[2] Chúng thể hiện tính kháng nấm, chống viêm, chống ngứa và chống ký sinh trùng.[8]

Nhựa than được phát hiện vào khoảng năm 1665 và được sử dụng cho mục đích y tế vào đầu những năm 1800.[6][9] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[10] Than đá có sẵn dưới dạng thuốc gốc và bán sẵn trên quầy.[4] Tại Vương quốc Anh, 125 ml dầu gội chứa 5% nhựa than có giá bán bởi NHS khoảng £ 1,89.[11] Tại Hoa Kỳ một tháng chi phí điều trị ít hơn $ 25 USD.[4] Nhựa than là một trong những nguyên liệu chính bắt đầu cho ngành công nghiệp dược phẩm thời kỳ đầu.[12]

Chú thích

  1. ^ Berenblum I (25 tháng 9, 1948). “Liquor Picis Carbonis”. British Medical Journal. 2 (4577): 601. doi:10.1136/bmj.2.4577.601. PMC 2091540. PMID 18882998.
  2. ^ a b c “Background and Environmental Exposures to Creosote in the United States” (PDF). cdc.gov. tháng 9 năm 2002. tr. 19. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2017.
  3. ^ Vallee, Yannick (1998). Gas Phase Reactions in Organic Synthesis (bằng tiếng Anh). CRC Press. tr. 107. ISBN 9789056990817.
  4. ^ a b c Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. X. ISBN 9781284057560.
  5. ^ a b c WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 308. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2017.
  6. ^ a b Hornbostel, Caleb (1991). Construction Materials: Types, Uses and Applications (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. tr. 864. ISBN 9780471851455. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2017.
  7. ^ “Coal Tar use while Breastfeeding | Drugs.com”. www.drugs.com. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2017.
  8. ^ a b Maibach, Howard I. (2011). Evidence Based Dermatology (bằng tiếng Anh). PMPH-USA. tr. 935–936. ISBN 9781607950394. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2017.
  9. ^ Sneader, Walter (2005). Drug Discovery: A History (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. tr. 356. ISBN 9780471899792. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2017.
  10. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  11. ^ British national formulary: BNF 69 (ấn bản thứ 69). British Medical Association. 2015. tr. 829. ISBN 9780857111562.
  12. ^ Ravina, Enrique (2011). The Evolution of Drug Discovery: From Traditional Medicines to Modern Drugs (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. tr. 23. ISBN 9783527326693. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2017.