Nhóm ngôn ngữ Lô Lô-Miến

Lô Lô-Miến
Phân bố
địa lý
Miền Nam Trung QuốcĐông Nam Á
Phân loại ngôn ngữ họcHán-Tạng
Ngữ ngành con
Glottolog:lolo1265[1]
Bản đồ ngôn ngữ-dân tộc ở Vân Nam, Trung Quốc
Bản đồ ngôn ngữ-dân tộc ở Myanmar
  tiếng Miến
  những ngôn ngữ Tạng-Miến khác

Nhóm ngôn ngữ Lô Lô-Miến (trong tiếng Anh gọi là Lolo-Burmese hay Burmic) là một nhánh của ngữ hệ Hán-Tạng, hiện diện ở Myanmar, miền Nam Trung Quốc cùng vài nước Đông Nam Á khác.

Tiếng Bạch Lang, được ghi lại trong Hậu Hán Thư, là một ngôn ngữ Lô Lô-Miến, có lẽ thuộc phân nhóm Lô Lô.

Tên gọi

Cho tới khoảng năm 1950, trong tiếng Trung, nội danh Lô Lô được viết là 猓猓 (Luǒluǒ). Ký tự 猓 này vốn dùng để chỉ một loài khỉ, mang ý khinh thị khi dùng cho người, do vậy thường tránh dùng tới. Shafer (1966–1974) đặt ra thuật ngữ "Burmic" để chỉ nhóm Lô Lô-Miến. Ở Trung Quốc, từ sau năm 1950, 緬彝 (Miǎn-Yí, âm Hán Việt: Miến-Di) là thuật ngữ chuẩn để chỉ nhóm ngôn ngữ này.[2]

Những ngôn ngữ có thể nằm trong nhóm Lô Lô-Miến

Chưa rõ mối quan hệ giữa nhóm Nạp Tây (Moso) và nhóm Lô Lô-Miến. Lama (2012) coi đây là một phân nhóm Lô Lô, còn Guillaume Jacques đề xuất rằng nó nằm trong nhóm Khương.

Tiếng Pyu, từng hiện diện ở nơi ngày nay là Myanmar trước khi người nói tiếng Miến di dân tới, đôi lúc được cho là có quan hệ với nhóm Lô Lô-Miến, song do việc thiếu đi bằng chứng ủng hộ cho bất kỳ giả thuyết phân loại nào, các học giả nói chung vẫn nhìn nhận tiếng Pyu là một ngôn ngữ Hán-Tạng chưa phân loại.

Löffler (1966) và Bradley (1997) cho rằng tiếng Mru hoặc có quan hệ gần gũi hoặc nằm trong nhóm Lô Lô-Miến,[3][4] còn Matisoff xếp tiếng Mru (và các ngôn ngữ chị em) vào vùng ngôn ngữ Đông Bắc Ấn.[5]

Mối quan hệ ngoại tại

Guillaume Jacques & Alexis Michaud (2011)[6] đề xuất nhánh "Miến-Khương" bao gồm hai phân nhánh, Nạp-Khương và Lô Lô-Miến. Tương tự, David Bradley (2008)[7] đề xuất một nhánh tên Tạng-Miến Đông gồm hai phân nhánh: Burmic (tức Lô Lô-Miến) và Khương.

Phân loại nội tại

Bradley (1997) cho công bố phân loại sau. Trong những nghiên cứu sau đó, thay vì dùng thuật ngữ Loloish (Lô Lô), David Bradley sử dụng Ngwi (dựa trên nội danh người nói tiếng Sanie).[8]

Lama (2012), sau khi xem xét 36 ngôn ngữ, cho rằng nhánh Mondzi (MondziMaang, Mantsi–Mo'ang) là xa biệt hơn cả. Ông không xem xét tiếng Mru hay Ugong.

Lama (2012) nhìn nhận rằng có 9 phân nhóm rõ rệt trong nhóm Lô Lô-Miến, còn Bradley cho rằng chỉ có 5 nhóm (Miến, Ngwi Nam, Ngwi Bắc, Ngwi Đông Nam, Ngwi Trung).

  1. Mondzi
  2. Miến
  3. Hà Nhì
  4. La Hủ
  5. Nạp Tây
  6. Nusu
  7. Ca Trác (Kazhuo)
  8. Lisu
  9. Nisu

Chú thích

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Lolo-Burmese”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Bradley, David (2012). “The Characteristics of the Burmic Family of Tibeto-Burman” (PDF). Language and Linguistics. 13 (1): 171–192. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2019.
  3. ^ Löffler, Lorenz G. (1966). “The contribution of Mru to Sino-Tibetan linguistics”. Zeitschrift der Deutschen Morgenländischen Gesellschaft. 116 (1): 118–159. JSTOR 43369896.
  4. ^ Bradley, David (1997). “Tibeto-Burman languages and classification” (PDF). Tibeto-Burman languages of the Himalayas, Papers in South East Asian linguistics. Canberra: Pacific Linguistics. tr. 1–71.
  5. ^ Matisoff, James A. (2003). Handbook of Proto-Tibeto-Burman: System and Philosophy of Sino-Tibetan Reconstruction. Berkeley: University of California Press. tr. 6. ISBN 978-0-520-09843-5.
  6. ^ Jacques, Guillaume; Michaud, Alexis (2011). “Approaching the historical phonology of three highly eroded Sino-Tibetan languages”. Diachronica. 28: 468–498. doi:10.1075/dia.28.4.02jac.additional.
  7. ^ Bradley, David. 2008. The Position of Namuyi in Tibeto-Burman.
  8. ^ Bradley, David (2005). “Sanie and language loss in China”. International Journal of the Sociology of Language. 2005 (173): 159–176. doi:10.1515/ijsl.2005.2005.173.159.

Tài liệu

  • Bradley, David (1997). “Tibeto-Burman languages and classification” (PDF). Tibeto-Burman languages of the Himalayas, Papers in South East Asian linguistics. Canberra: Pacific Linguistics. tr. 1–71.
  • Bradley, David (2012). “The Characteristics of the Burmic Family of Tibeto-Burman” (PDF). Language and Linguistics. 13 (1): 171–192. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2019.
  • van Driem, George (2001). Languages of the Himalayas: An Ethnolinguistic Handbook of the Greater Himalayan Region. Brill. ISBN 978-90-04-12062-4.
  • Huang, Bufan [黄布凡], ed. (1992). A Tibeto-Burman Lexicon (TBL) [藏缅语族语言词汇]. Beijing: Minzu University Press [中央民族学院出版社].
  • Lama, Ziwo Qiu-Fuyuan (2012). Subgrouping of Nisoic (Yi) Languages (PhD thesis). University of Texas at Arlington. hdl:10106/11161.
  • Satterthwaite-Phillips, Damian. 2011. Phylogenetic inference of the Tibeto-Burman languages or On the usefulness of lexicostatistics (and "Megalo"-comparison) for the subgrouping of Tibeto-Burman. Ph.D. dissertation, Stanford University.
  • Thurgood, Graham (1974). “Lolo–Burmese rhymes”. Linguistics of the Tibeto-Burman Area. 1 (1): 98–107. doi:10.15144/LTBA-1.1.98.
  • Yunnan Province Geography Gazetteer Committee [云南省地方志编纂委员会] (1998). Yunnan Province Gazetteer, volume 59: ethnic minority languages and orthographies gazetteer [云南省志卷59: 少数民族语言文字志]. Kunming: Yunnan People's Press [云南人民出版社].
  • Zangmian yuyin he cihui (ZMYYC) [藏缅语语音和词汇] (1991). Beijing: Social Sciences Press [中国社会科学出版社].