Nhân Thọ sinh vào ngày 6 tháng 3 (âm lịch) năm Gia Khánh thứ 15 (1810), trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là con trai trưởng của Duệ Cần Thân vương Đoan Ân, mẹ ông là Trắc Phúc tấn Triệu Giai thị (趙佳氏).[1]
Thời Đạo Quang
Năm Đạo Quang thứ 3 (1823), ông được ban thưởng mang Hoa linh.[a] Tháng 8 năm 1826, cha ông qua đời nên ông được thế tập tước vị Duệ Thân vương đời thứ 6,[2] được phép hành tẩu trong nội đình.[3] Tháng 10 năm 1827, ông trở thành Tổng tộc trưởng của Chính Hồng kỳ.[b] Tháng 8 năm sau, ông quản lý sự vụ Lưỡng dực Tông học.[c][d] Tháng 8 năm 1829, ông được ban thưởng mang Tam nhãn Hoa linh, được phép hành tẩu trong nội đình. Tháng 10 năm sau, ông nhậm chức Tông Nhân phủ Hữu tông chính.[4] Đến năm thứ 11 (1831), ông lại được điều làm Đô thống Hán quân Tương Bạch kỳ.[5] Tháng 11 năm 1832, ông trở thành Tương Hoàng kỳLĩnh thị vệ Nội đại thần,[6] kiêm Nội đại thần.[7] Năm thứ 14 (1834), ông thay quyền Đô thống Hán quân Tương Hoàng kỳ,[8] đến tháng 10 lại quản lý sự vụ Chính Hoàng kỳ Giác La học. Hai năm sau, ông nhậm chức Đô thống Mông CổChính Hồng kỳ.[9] Tháng 11, điều làm Ngọc Điệp quán Tổng tài, phụ trách biên soạn Ngọc điệp cho nhà Thanh,[10] kiêm Chính Hoàng kỳLĩnh thị vệ Nội đại thần.[11]
Năm Hàm Phong nguyên niên (1851), ông thay quyền Đô thống Hán quân Chính Lam kỳ.[26] Đến tháng giêng năm thứ 5 (1855) thì nhậm chức Tổng lý hành dinh sự vụ (總理行營事務). Năm thứ 6 (1856), ông thay quyền Đô thống Hán quân Tương Bạch kỳ.[27] Năm Đồng Trị nguyên niên (1862), tháng 2, ông được điều làm Đô thống Mãn ChâuTương Hồng kỳ.[2] Năm thứ 3 (1864) lại thay quyền Đô thống Mông CổChính Hoàng kỳ.[28] Cùng năm đó, ngày 10 tháng 10 (âm lịch), giờ Mùi, ông qua đời, thọ 55 tuổi, được truy thụy Duệ Hy Thân vương (睿僖親王).[29][30]
Gia quyến
Thê thiếp
Nguyên phối: Lạp Lý thị (拉里氏), con gái của Viên ngoại lang Cẩm Minh (錦明).
Kế thất: Hách Xá Lý thị (赫舍里氏), con gái của Nội các thị độc Học sĩ Kỳ Sâm (琦琛).
Trắc Phúc tấn:
Khang Giai thị (康佳氏), con gái của Nhị đẳng Hộ vệ Khang Quý (康貴).
Diêm Giai thị (閻佳氏), con gái của Nhị đẳng Thị vệ Cảnh Côn (景琨).
Mạnh Giai thị (孟佳氏), con gái của Quý Cách (貴格).
Lưu Giai thị (劉佳氏), con gái của Lưu Tiến Tài (劉進才).
Thứ Phúc tấn: Trương Giai thị (張佳氏), con gái của Lục phẩm Điển vệ Hắc Đạt Tử (黑達子).
Con trai
Nghĩa Thành (義誠; 1830 – 1830), mẹ là Trắc Phúc tấn Khang Giai thị. Chết yểu.
Minh Thành (明誠; 1835 – 1845), mẹ là Trắc Phúc tấn Khang Giai thị. Chết yểu.
Đức Trường (德長; 1838 – 1876), mẹ là Trắc Phúc tấn Diêm Giai thị. Năm 1864 được thế tập tước vị Duệ Thân vương. Sau khi qua đời được truy thụy Duệ Ý Thân vương (睿懿親王). Có bốn con trai.
Đức Long (德隆; 1849 – 1896), mẹ là Trắc Phúc tấn Lưu Giai thị. Được phong làm Trấn quốc Tướng quân (鎭國將軍) kiêm Đầu đẳng Thị vệ (頭等侍衛). Vô tự.
Đức Quần (德羣; 1850 – 1859), mẹ là Trắc Phúc tấn Mạnh Giai thị. Chết yểu.
Đức Tụ (德岫; 1853 – 1910), mẹ là Trắc Phúc tấn Mạnh Giai thị. Được phong làm Trấn quốc Tướng quân (鎭國將軍). Có một con trai.
Đức Côn (德崑; 1854 – 1904), mẹ là Trắc Phúc tấn Lưu Giai thị. Được phong làm Nhị đẳng Trấn quốc Tướng quân (二等鎭國將軍). Có một con trai.
Đức Cương (德綱; 1857 – 1884), mẹ là Trắc Phúc tấn Diêm Giai thị. Được phong làm Trấn quốc Tướng quân (鎭國將軍). Có một con trai.
Chú thích
^Hoa linh là lông khổng tước được gắn trên mũ của quan viên và tông thất, trên đó sẽ có các "nhãn" hình tròn, chia làm Đơn nhãn, Song nhãn và Tam nhãn.
^Những năm Ung Chính, kỳ tịch của Tông thất (Cận chi) được chia theo "Tả dực" (gồm Tương Hoàng, Chính Bạch, Tương Bạch, Chính Lam) cùng "Hữu dực". Mỗi "dực" sẽ được chia làm 20 "Tộc" (như Tả dực có Tương Hoàng 1 tộc, Chính Bạch 3 tộc, Tương Bạch 3 tộc, Chính Lam 13 tộc). Vậy tổng cộng là 40 tộc với 40 Tộc trưởng. Đến những năm Càn Long, tất cả 40 tộc này được xếp vào "Viễn chi", thiết lập 16 "Tổng tộc trưởng". Mỗi Tổng tộc trưởng đều do đích thân Hoàng Đế bổ nhiệm, có thể không thuộc kỳ mình quản lý.
^Tông học Tổng quản (宗学总管), chức quan hàm Thất phẩm, quản lý sự vụ của Tông học và sau này kiêm cả Giác La học, đều do Tông nhân phủ chọn từ Tông thất Trưởng giả