Nguyễn Viết Nhung


Nguyễn Viết Nhung
Sự nghiệp khoa học
NgànhLao và Bệnh phổi
Nơi công tácBệnh viện Phổi Trung ương
Chức vụ
Nhiệm kỳ2017 – nay
Tiền nhiệmĐinh Ngọc Sỹ
Nhiệm kỳ2013 – 2022
Tiền nhiệmĐinh Ngọc Sỹ
Kế nhiệmĐinh Văn Lượng
Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam
Nhiệm kỳ2012 – 2017
Chủ tịchĐinh Ngọc Sỹ
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh1 tháng 6, 1962 (62 tuổi)
Nghề nghiệpBác sĩ
Dân tộcKinh
Học vấnGiáo sư, Tiến sĩ
Quê quánLũng Hòa, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
Tặng thưởngGiải thưởng Hồ Chí Minh

Nguyễn Viết Nhung (sinh ngày 1 tháng 6 năm 1962) là một bác sĩ chuyên ngành lao và các bệnh về phổi người Việt Nam, nguyên giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Trưởng ban điều hành Chương trình Chống lao Quốc gia.[1] Không chỉ là một phó giáo sư, tiến sĩ trong chuyên ngành lao, phổi, ông còn được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân.[2]

Cuộc đời

Nguyễn Viết Nhung sinh ngày 1 tháng 6 năm 1962, quê quán tại xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông tốt nghiệp chuyên ngành Lao và Bệnh phổi tại Trường Đại học Y Hà Nội vào năm 1985. Sau khi hoàn thành bác sĩ nội trú vào năm 1988, ông trở thành bác sĩ điều trị tại Viện Lao và Bệnh Phổi thuộc Bộ môn Lao của Trường Đại học Y Hà Nội. Từ năm 1991, ông đảm nhiệm vai trò Thư ký của Chương trình Ung thư Phổi Quốc gia. Đến năm 1996, ông sang Cộng hòa Séc và bắc đầu làm nghiên cứu sinh tại Đại học Karl tại Praha. Năm 2000, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành Sinh học và Bệnh lý học tế bào và về nước tiếp tục công tác điều trị tại Viện Lao và Bệnh phổi.[3]

Từ năm 2002 đến 2007, ông trải qua nhiều chức vụ như Phó phòng Kế hoạch tổng hợp, Phó ban thường trực Ban phòng chống tác hại thuốc lá của Viện Lao và Bệnh phổi, chuyên viên Ban phòng chống tác hại thuốc lá Quốc gia (VINACOSH), Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Trưởng văn phòng Dự án phòng chống lao Quốc gia của Bệnh viện Phổi Trung ương.

Năm 2007, Nguyễn Viết Nhung được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương kiêm Phó chủ nhiệm thường trực Chương trình Chống lao Quốc gia. Năm 2012, ông trở thành một trong các Phó chủ tịch Hội Chống lao và Bệnh phổi Việt Nam (nay là Hội Phổi Việt Nam). Đến năm 2013, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương kiêm Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia. Cũng trong năm này, ông được nhà nước Việt Nam công nhận chức danh Phó giáo sư ngành Y. Năm 2017, ông trở thành Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam.

Từ khi bắt đầu công việc tại Viện Lao và Bệnh phổi, ông đã liên tục nghiên cứu chuyên sâu về căn bệnh lao nói riêng và các bệnh về phổi nói chung. Ông không chỉ là tác giả, chủ biên của nhiều cuốn sách chuyên khảo, tham khảo hay hướng dẫn về việc quản lý, điều trị bệnh về phổi ở Việt Nam mà còn tham gia biên soạn nhiều sách chuyên ngành của WHO. Bên cạnh biên soạn sách, ông còn cho ra đời hàng trăm bài nghiên cứu về các đề tài liên quan đến bệnh phổi, rất nhiều trong số đó được công bố trên các tạp chí Khoa học, Y học có tiếng trên thế giới.

Ngày 15 tháng 11 năm 2023, hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Ngọc Thành đã ký quyết định thành lập Khoa Y và kiện toàn bộ máy nhân sự lâm thời, bổ nhiệm Chủ nhiệm Bộ môn Phổi của Đại học Quốc gia Hà Nội là Nguyễn Viết Nhung làm Chủ nhiệm Khoa Y. Đến ngày 20, trường đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập khoa và bổ chiệm Chủ nhiệm khoa.

Tác phẩm

Công trình khoa học

Tạp chí quốc tế

Một số nghiên cứu tiêu biểu hoặc nghiên cứu do Nguyễn Viết Nhung là tác giả chính được đăng trên tạp chí quốc tế
Năm Tên đề tài Tạp chí công bố đầu tiên Nguồn
1998 Biểu hiện của gen nm 23 trong ung thư biểu mô phổi Ceskoslovenska Patologie [4]
1999 Cytokeratins và ung thư biểu mô phổi [5]
Biểu hiện của p53, p21 và bcl-2 trong tiên lượng ung thư biểu mô phổi [6]
2000 CD44 và biến thể ghép nối v6 trong ung thư biểu mô phổi: liên quan đến NCAM, CEA, EMA và UP1 và ý nghĩa tiên lượng Neoplasma [7]
Biểu hiện của cyclin D1, Ki-67 và PCNA trong ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: ý nghĩa tiên lượng và so sánh với p53 và bcl-2 Acta Histochemica [8]
2010 Điều tra quốc gia về tỷ lệ mắc bệnh lao ở Việt Nam Bản tin của Tổ chức Y tế Thế giới (en) [9]
2013 Điều tra tiếp xúc hộ gia đình đối với bệnh lao ở Việt Nam Trials [10]
2014 Lao trẻ em ở miền Bắc Việt Nam: Đánh giá 103 trường hợp PLoS ONE [11]
Đa hình của SP110 có liên quan đến cả lao phổi và lao ngoài phổi ở người Việt Nam [12]
2015 Đồng nhiễm lao và HIV tập trung vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương Tạp chí quốc tế về Bệnh truyền nhiễm [13]
Điều tra quốc gia lần thứ 4 về kháng thuốc chống lao tại Việt Nam Tạp chí quốc tế về Bệnh lao và bệnh phổi [14]
Tỷ lệ và đặc điểm bệnh nhân của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người không hút thuốc tại Việt Nam và Indonesia Respirology (Carlton, Vic.). [15]
2018 Điều tra liên hệ hộ gia đình để phát hiện bệnh lao ở Việt Nam Tạp chí Y học New England (en) [16]
Đo lường chi phí thảm khốc do bệnh lao ở Việt Nam Tạp chí quốc tế về Bệnh lao và bệnh phổi [17]

Tạp chí trong nước

Một số nghiên cứu tiêu biểu hoặc nghiên cứu do Nguyễn Viết Nhung là tác giả chính được đăng trên tạp chí trong nước
Năm Tên đề tài Tạp chí Nguồn
1991 Nhân 1 trường hợp nấm phổi Aspergillus Nội san Lao và Bệnh phổi [18]
1996 Tổng kết nghiên cứu dịch tễ và điều tra bệnh ung thư phổi nguyên phát Tổng hội Y học: Áp dụng khoa học kỹ thuật vào phòng chống ung thư phổi ở Việt Nam
2005 Nghiên cứu chức năng thông khí phổi trên 200 người có nguy cơ cao mắc COPD Tạp chí Y học thực hành [19]
Kết quả bước đầu ứng dụng kỹ thuật SPECT với MIBI Tc 99mm vào chẩn đoán các đám mờ ở phổi [20]
2008 Chương trình điều trị phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh phổi mãn tính Tạp chí Y dược học quân sự [21]
2011 Giải pháp cho quản lý Hen và Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam Tạp chí Lao và Bệnh phổi [22]
2012 Các bằng chứng lâm sàng về tác hại của thuốc lá và định hướng phòng chống tác hại của thuốc lá Tạp chí Lập pháp [23]

Sách

Năm Tên sách Vai trò Thể loại Nhà xuất bản Nguồn
Tiếng Việt
2012 Phục hồi chức năng hô hấp Tác giả Chuyên khảo Nhà xuất bản Y học
Chiến lược thực hành sức khỏe phổi
2013 Hướng dẫn chẩn đoán bệnh lao sử dụng kỹ thuận Gene Xpert MTB/RIF Tham gia Hướng dẫn Bộ Y tế
2014 Hướng dẫn hoạt động chuyển tuyến trong chiến lược thực hành xử lý tốt bệnh hô hấp-PAL
2015 Hướng dẫn phối hợp quản lý lao trẻ em giữa cơ sở y tế nhi khoa Chủ biên Hướng dẫn Nhà xuất bản Y học
2016 Cẩm nang hướng dẫn thuốc điều trị lao Đồng chủ biên Nhà xuất bản Thanh niên
2017 Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn lao Chủ biên Bộ Y tế
2018 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính Tham gia [24]
2019 Từ điển bệnh học phổi và lao Đồng chủ biên Từ điển Nhà xuất bản Y học [25]
2021 Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng tế bào gốc trung mô đồng loài từ mô dây rốn Chuyên khảo Nhà xuất bản Y học [26]
Tiếng Anh
2011 Ưu tiên trong nghiên cứu hoạt động để cải thiện chăm sóc và kiểm soát bệnh lao Tham gia Chuyên khảo WHO [27]
2013 Việc sử dụng bedaquiline trong điều trị bệnh lao đa kháng thuốc: hướng dẫn chính sách tạm thời Chuyên khảo [28]
2014 Hướng dẫn chương trình chống lao quốc gia về quản lý bệnh lao trẻ em Hướng dẫn [29]
2015 Khung hành động toàn cầu cho nghiên cứu bệnh lao nhằm hỗ trợ cho trụ cột thứ ba trong chiến lược chấm dứt bệnh lao của WHO Chuyên khảo [30]
2016 Hồ sơ phác đồ đích trong điều trị lao Tham khảo [31]
2017 Hướng dẫn điều trị bệnh lao nhạy cảm với thuốc và chăm sóc bệnh nhân Hướng dẫn [32]
2018 Hướng dẫn điều trị bệnh lao kháng isoniazid của WHO [33]
2019 Hướng dẫn của WHO về phòng, chống nhiễm lao cập nhật 2019 [34]

Thành tựu

Tham khảo

  1. ^ Thiên Lam (19 tháng 11 năm 2022). “Tỷ lệ phát hiện ca mắc lao mới phục hồi ngoạn mục”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2023.
  2. ^ Đăng Khoa; Văn Toản (24 tháng 2 năm 2023). “[Ảnh] Gặp mặt, tri ân cán bộ ngành y tế nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2023.
  3. ^ “Môi xinh đốt thuốc”. Tuổi Trẻ Online. 21 tháng 9 năm 2003. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2023.
  4. ^ Mirejovský, T.; Nguyễn Viết Nhung; và đồng nghiệp (tháng 11 năm 1998). “Expression of the nm 23 gene in pulmonary carcinomas”. Ceskoslovenska Patologie. 34 (4): 136–138. ISSN 1210-7875. PMID 9929941.
  5. ^ Nguyễn Viết Nhung; và đồng nghiệp (tháng 7 năm 1999). “Cytokeratins and lung carcinomas”. Ceskoslovenska Patologie. 35 (3): 80–84. ISSN 1210-7875. PMID 11038661.
  6. ^ Nguyễn Viết Nhung; và đồng nghiệp (tháng 10 năm 1999). “Expression of p53, p21 and bcl-2 in prognosis of lung carcinomas”. Ceskoslovenska Patologie. 35 (4): 117–121. ISSN 1210-7875. PMID 10677910.
  7. ^ Nguyễn Viết Nhung; và đồng nghiệp (2000). “CD44 and its v6 spliced variant in lung carcinomas: relation to NCAM, CEA, EMA and UP1 and prognostic significance”. Neoplasma. 47 (6): 400–408. ISSN 0028-2685. PMID 11263866.
  8. ^ Nguyễn Viết Nhung; và đồng nghiệp (2000). “Expression of cyclin D1, Ki-67 and PCNA in non-small cell lung cancer: prognostic significance and comparison with p53 and bcl-2” [Biểu hiện của cyclin D1, Ki-67 và PCNA trong ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: ý nghĩa tiên lượng và so sánh với p53 và bcl-2]. Acta Histochemica (bằng tiếng Anh). 102 (3): 323–338. doi:10.1078/S0065-1281(04)70039-2. ISSN 0065-1281.
  9. ^ Nguyễn Bình Hòa; Đinh Ngọc Sỹ; Nguyễn Viết Nhung; và đồng nghiệp (1 tháng 4 năm 2010). “National survey of tuberculosis prevalence in Viet Nam” [Điều tra quốc gia về tỷ lệ mắc bệnh lao ở Việt Nam]. Bulletin of the World Health Organization (bằng tiếng Anh). 88 (4): 273–280. doi:10.2471/BLT.09.067801. ISSN 0042-9686. PMC 2855599. PMID 20431791.
  10. ^ Fox, Gregory J.; Nguyễn Viết Nhung; và đồng nghiệp (20 tháng 10 năm 2013). “Household contact investigation for tuberculosis in Vietnam: study protocol for a cluster randomized controlled trial”. Trials. 14 (1): 342. doi:10.1186/1745-6215-14-342. ISSN 1745-6215. PMC 4015151. PMID 24138766.
  11. ^ Blount, Robert J.; Trần Bảo; Jarlsberg, Leah G.; Phan Hà; Hoang Van Thanh; Nguyễn Viết Nhung; và đồng nghiệp (12 tháng 5 năm 2014). Cunha, Mónica V. (biên tập). “Childhood Tuberculosis in Northern Viet Nam: A Review of 103 Cases”. PLoS ONE (bằng tiếng Anh). 9 (5): e97267. doi:10.1371/journal.pone.0097267. ISSN 1932-6203. PMC 4018290. PMID 24818967.
  12. ^ Fox, Gregory J.; Đinh Ngọc Sỹ; Nguyễn Viết Nhung; và đồng nghiệp (9 tháng 7 năm 2014). Tailleux, Ludovic (biên tập). “Polymorphisms of SP110 Are Associated with both Pulmonary and Extra-Pulmonary Tuberculosis among the Vietnamese”. PLoS ONE (bằng tiếng Anh). 9 (7): e99496. doi:10.1371/journal.pone.0099496. ISSN 1932-6203. PMC 4090157. PMID 25006821.
  13. ^ Trinh, Q.M.; Nguyen, H.L.; Nguyễn Viết Nhung; và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2015). “Tuberculosis and HIV co-infection—focus on the Asia-Pacific region”. International Journal of Infectious Diseases (bằng tiếng Anh). 32: 170–178. doi:10.1016/j.ijid.2014.11.023.
  14. ^ Nguyễn Viết Nhung; và đồng nghiệp (1 tháng 6 năm 2015). “The Fourth National Anti-Tuberculosis Drug Resistance Survey in Viet Nam” [Điều tra quốc gia lần thứ 4 về kháng thuốc chống lao tại Việt Nam]. The International Journal of Tuberculosis and Lung Disease (bằng tiếng Anh). 19 (6): 670–675. doi:10.5588/ijtld.14.0785.
  15. ^ Nguyễn Viết Nhung; và đồng nghiệp (tháng 5 năm 2015). “The prevalence and patient characteristics of chronic obstructive pulmonary disease in non-smokers in Vietnam and Indonesia: An observational survey” [Tỷ lệ và đặc điểm bệnh nhân của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người không hút thuốc tại Việt Nam và Indonesia]. Respirology (Carlton, Vic.). 20 (4): 602–611. doi:10.1111/resp.12507. ISSN 1440-1843. PMID 25781616.
  16. ^ Fox, Greg J.; Nguyễn Viết Nhung; và đồng nghiệp (18 tháng 1 năm 2018). “Household-Contact Investigation for Detection of Tuberculosis in Vietnam” [Điều tra liên hệ hộ gia đình để phát hiện bệnh lao ở Việt Nam]. The New England Journal of Medicine. 378 (3): 221–229. doi:10.1056/NEJMoa1700209. ISSN 1533-4406. PMID 29342390.
  17. ^ Nguyễn Viết Nhung; và đồng nghiệp (1 tháng 9 năm 2018). “Measuring catastrophic costs due to tuberculosis in Viet Nam”. The International Journal of Tuberculosis and Lung Disease: The Official Journal of the International Union Against Tuberculosis and Lung Disease. 22 (9): 983–990. doi:10.5588/ijtld.17.0859. ISSN 1815-7920. PMID 30092862.
  18. ^ Nguyễn Viết Nhung (1991). “Nhân 1 trường hợp nấm phổi Aspergillus”. Nội san Lao và Bệnh phổi. 9 (21): 128–129.
  19. ^ Đào Bích Vân; Nguyễn Thanh Tuyết; Trần Thị Xuân Phương; Nguyễn Thanh Vân; Nguyễn Viết Nhung (1 tháng 6 năm 2005). “Nghiên cứu chức năng thông khí phổi trên 200 người có nguy cơ cao mắc COPD”. Tạp chí Y học thực hành. 513: 82–86. ISSN 0866-7241.
  20. ^ Nguyễn Viết Nhung; và đồng nghiệp (1 tháng 6 năm 2005). “Kết quả bước đầu ứng dụng kỹ thuật SPECT với MIBI Tc 99mm vào chẩn đoán các đám mờ ở phổi”. Tạp chí Y học thực hành. 513: 174–177. ISSN 0866-7241.
  21. ^ Nguyễn Viết Nhung (2008). “Chương trình điều trị phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh phổi mãn tính”. Tạp chí Y dược học Quân sự. 33: 18–22. ISSN 1859-1663.
  22. ^ Nguyễn Viết Nhung (tháng 4 năm 2011). “Giải pháp cho quản lý hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam”. Tạp chí Lao và Bệnh phổi. 3: 23–26. ISSN 1859-3925.
  23. ^ Nguyễn Viết Nhung (2012). “Các bằng chứng lâm sàng về tác hại của thuốc lá và định hướng phòng chống tác hại của thuốc lá”. Tạp chí Lập pháp. 10: 24–32. ISSN 1859-2953.
  24. ^ Bộ Y tế (2018). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nhà xuất bản Y học. ISBN 9786046633167.
  25. ^ Nguyễn Đình Hường; Nguyễn Viết Nhung (2019). Từ điển bệnh học phổi và lao. Nhà xuất bản Y học. ISBN 9786046637745.
  26. ^ Đỗ Minh Trung; Đồng Khắc Hưng; Nguyễn Viết Nhung (2021). Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng tế bào gốc trung mô đồng loài từ mô dây rốn. Nhà xuất bản Y học. ISBN 9786046649731.
  27. ^ World Health Organization; Stop TB Partnership; Global Fund to Fight AIDS, Tuberculosis and Malaria (2011). Priorities in operational research to improve tuberculosis care and control (bằng tiếng Anh). ISBN 9789241548250.
  28. ^ World Health Organization (2013). The use of bedaquiline in the treatment of multidrug-resistant tuberculosis: interim policy guidance (bằng tiếng Anh). Geneva: World Health Organization. ISBN 9789241505482.
  29. ^ World Health Organization (2014). Guidance for national tuberculosis programmes on the management of tuberculosis in children (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 2). Geneva: World Health Organization. ISBN 9789241548748.
  30. ^ World Health Organization (2015). A global action framework for TB research in support of the third pillar of WHO's end TB strategy (bằng tiếng Anh). Geneva: World Health Organization. ISBN 9789241509756.
  31. ^ World Health Organization (2016). Target regimen profiles for TB treatment: candidates: rifampicin-susceptible, rifampicinresistant and pan-TB treatment regimens (bằng tiếng Anh). Geneva: World Health Organization. ISBN 978-92-4-151133-9.
  32. ^ World Health Organization (2017). Guidelines for treatment of drug-susceptible tuberculosis and patient care (bằng tiếng Anh) . Geneva: World Health Organization. ISBN 978-92-4-155000-0.
  33. ^ World Health Organization (2018). WHO treatment guidelines for isoniazid-resistant tuberculosis: supplement to the WHO treatment guidelines for drug-resistant tuberculosis (bằng tiếng Anh). Geneva: World Health Organization. ISBN 9789241550079.
  34. ^ World Health Organization (2019). WHO guidelines on tuberculosis infection prevention and control: 2019 update (bằng tiếng Anh). Geneva: World Health Organization. ISBN 9789241550512.
  35. ^ Phương Thu (24 tháng 3 năm 2021). “Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương nhận danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân”. Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2023.