Nguyễn Văn Minh Tiến

Nguyễn Văn Minh Tiến
SinhNguyễn Văn Minh Tiến
1974 (50–51 tuổi)
Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa
Nghề nghiệp
Năm hoạt động1997 - nay

Nguyễn Văn Minh Tiến (sinh năm 1974[1]) là một thợ sửa chữa đồ điện tử tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, người đã truy bắt quả tang thành công nhiều tội phạm cướp giật ở Thành phố Hồ Chí Minh và được nhiều bài báo ca ngợi là dũng cảm.

Từ năm 1997 đến hết năm 2009, anh đã thực hiện gần 400 vụ truy đuổi tội phạm[2] và nhiều lần được chính quyền khen thưởng, được công nhận là quần chúng tiêu biểu trong Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.[3][4] Anh được người dân và báo chí gọi thân mật là "Tiến cọp", "hiệp sĩ đường phố", "Lục Vân Tiên".

Rất nhiều lần, anh dùng xe máy rượt đuổi tội phạm trên những quãng đường dài. Đối mặt với nhiều nguy hiểm trong đuổi bắt và chiến đấu với tội phạm, song anh không nản. Công an thành phố Hồ Chí Minh đã đặc cách gắn còi hú ưu tiên cho xe máy Dream của anh để tạo điều kiện cho anh đuổi bắt tội phạm.[4]

Vì có công truy bắt quả tang tội phạm, anh Tiến nhiều lần được chính quyền tặng giấy khen. Căn nhà nhỏ đi thuê của gia đình anh không còn chỗ trên tường để treo giấy khen. Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt gọi anh là "anh hùng trên mặt trận săn bắt cướp". Năm 2005, anh Tiến là một trong 8 đại biểu của thành phố Hồ Chí Minh đi dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc tại Hà Nội. Tại đây, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã trao bằng khen cho anh Tiến.[1][5] Anh từng được nguyên thủ tướng gợi ý đặc cách để trở thành một chiến sĩ săn bắt cướp chuyên nghiệp nhưng không thành vì thủ tục tuyển dụng nhân sự lực lượng vũ trang nhân dân khá chặt chẽ.[6]

Nguyễn Văn Minh Tiến còn cùng nhiều người cùng chí hướng thành lập nhóm truy bắt tội phạm. Hiện nhóm của anh đã có tới 18 thành viên. Các anh phân công nhau tuần tiễu các đường phố, những khu vực nóng về tệ nạn cướp giật.[7] Anh Tiến đã một vài lần bị tai nạn giao thông trong khi truy đuổi tội phạm, có lần bị thương nặng.

Anh Tiến từng là chiến sĩ nghĩa vụ trong lực lượng bộ đội biên phòngcảng Sài Gòn từ năm 1992 đến năm 1994.[1]

Trong một lần bắt cướp, tội phạm xin tha và muốn hối lộ cho anh 100 triệu đồng nhưng anh không đồng ý.[8]

Tình hình tội phạm ngày càn phức tạp, thành tích bắt cướp của anh Tiến ngày càng tăng lên. Chỉ tính riêng từ Tết 2011 đến cuối tháng 2/2011, anh Tiến đã tóm gọn thành công 8 vụ cướp giật. [1]

Tham khảo

  1. ^ a b c Minh Hoàng, website Ban Thi đua khen thưởng thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/6/2009: "Dũng cảm vì sự bình yên của nhân dân" Lưu trữ 2009-10-08 tại Wayback Machine. Truy cập ngày 23/10/2009
  2. ^ “Chuyện vui 13 năm bắt cướp của "hiệp sĩ" tuổi Dần, ghi chép của An Nhơn, Thứ hai, 22/2/2010, 06:00 GMT+7”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2010.
  3. ^ An Nhơn, báo VnExpress ngày 23/6/2008: "'Hiệp sĩ đường phố' với hơn 300 vụ bắt cướp" Lưu trữ 2010-03-14 tại Wayback Machine. Truy cập ngày 23/10/2009.
  4. ^ a b Huy Thịnh, báo Tiền Phong ngày 30/3/2009: "Hiệp sĩ đường phố và những trớ trêu". Truy cập ngày 23/10/2009.
  5. ^ Quốc Quang - P.Công, báo VietNamNet ngày 10/4/2009:""Chiến binh" đường phố cán đích gần 300 vụ bắt cướp". Truy cập ngày 23/10/2009.
  6. ^ Cao Hùng - báo Lao động ngày 20/06/2008:"Hiệp sĩ" bắt cướp sẽ không còn... bắt cướp? Lưu trữ 2009-12-06 tại Wayback Machine. Truy cập ngày 25/10/2009.
  7. ^ Website Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ngày 02/3/2009: Một công dân lập nhóm bắt cướp Lưu trữ 2010-01-24 tại Wayback Machine. Truy cập ngày 23/10/2009.
  8. ^ "Hiệp sĩ đường phố" không nhận 100 triệu đồng hối lộ