Nguyễn Quang Thiều

Nguyễn Quang Thiều
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam
Nhiệm kỳ2020 – nay
Tiền nhiệmHữu Thỉnh
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Quang Thiều
Ngày sinh
13 tháng 2, 1957 (67 tuổi)
Nơi sinh
Ứng Hòa, Hà Đông
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
  • Nhà văn
  • Nhà thơ
  • Họa sĩ
Lĩnh vựcVăn học
Sự nghiệp văn học
Thể loại
  • Tiểu thuyết
  • Truyện ngắn
  • Bút ký
  • Thơ
Tác phẩm
  • Mùa hoa cải bên sông
  • Kẻ ám sát cánh đồng,...

Nguyễn Quang Thiều (sinh năm 1957) là một nhà thơ,nhà văn Việt Nam. Ngoài lĩnh vực chính thơ ca tạo nên tên tuổi, ông còn là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí. Ông hiện nay là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi; Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

Tiểu sử

Ông tên thật là Nguyễn Quang Thiều, sinh năm 1957 tại Thôn Hoàng Dương (Làng Chùa), xã Sơn Công, huyên Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Thành phố Hà Nội).

Tác phẩm chính

Thơ

  • ngôi nhà tuổi 17 (1990)
  • Những người đàn bà gánh nước sông, 1995
  • Những người lính của làng, 1996
  • Thơ Nguyễn Quang Thiều, 1996
  • Nhịp điệu châu thổ mới, 1997
  • Bài ca những con chim đêm, 1999
  • Thơ tuyển cho thiếu nhi, 2004
  • Cây ánh sáng, 2009
  • Châu thổ, 2010
  • Tiếng vọng

Văn xuôi (Tiểu thuyết, truyện ngắn)

  • Mùa hoa cải bên sông, 1989 - Được chuyển thể thành phim Lời nguyền của dòng sông (1992) Đạo diễn : Khải Hưng
  • Tiếng gọi cuối mùa đông - Được chuyển thể thành phim Tiếng gọi bên sông (1993) Đạo diễn : Nguyễn Hữu Phần
  • Cái chết của bầy mối, 1991
  • Người đàn bà tóc trắng, 1993
  • Bầy chim chìa vôi
  • Thành phố chỉ sống 60 ngày, 1991
  • Vòng nguyệt quế cô đơn, 1991
  • Cỏ hoang, tiểu thuyết, 1992
  • Tiếng gọi tình yêu, 1993
  • Kẻ ám sát cánh đồng, 1995
  • Người đàn bà tóc trắng, truyện ngắn, 1996
  • Đứa con của hai dòng họ, truyện ngắn, 1997
  • Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều, 1998
  • Người cha, truyện thiếu nhi, 1998
  • Bí mật hồ cá thần, truyện thiếu nhi, 1998
  • Con quỷ gỗ, truyện thiếu nhi, 2000
  • Ngọn núi bà già mù, truyện thiếu nhi, 2001
  • Người nhìn thấy trăng thật, truyện ngắn, 2003
  • Người, chân dung văn học, 2008
  • Ba người, chân dung văn học (in chung), 2009
  • Có một kẻ rời bỏ thành phố, tiểu luận, 2010
  • Năm Tháng Ấy,2011

Đến nay, Nguyễn Quang Thiều đã xuất bản 7 tập thơ, 15 tập văn xuôi và 3 tập sách dịch. Tập thơ mới nhất của anh, Cây ánh sáng - Nhà xuất bản Hội Nhà văn 2009 đang thu hút sự chú của dư luận và giới phê bình[1]

Tiểu thuyết Kẻ ám sát cánh đồng được hãng phim truyền hình Việt Nam dựng thành bộ phim Chuyện làng Nhô (xem thêm làng Nhô) phát sóng phổ biến trên VTV trong những năm 1998

Sách dịch

  1. Khoảng thời gian không ngủ, thơ Mỹ, 1997
  2. Chó long, truyện ngắn Úc, 1995
  3. Năm nhà thơ hiện đại Hàn Quốc, 2002

Làm báo

Ông được coi là người cùng với nhà văn, trung tướng công an Hữu Ước sáng lập nên hai tờ báo là tờ An Ninh Thế giới cuối thángCảnh Sát Toàn Cầu[1]. [cần dẫn nguồn]

Giải thưởng

Ngoài giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1993, giải A cho tập thơ Sự mất ngủ của lửa, Nguyễn Quang Thiều còn nhận được hơn 20 giải thưởng văn học khác trong và ngoài nước[2]

Đánh giá

Từ những năm 1990, thơ Việt Nam đương đại bắt đầu có sự chuyển đổi lớn về mặt thi pháp và có thể nói, Nguyễn Quang Thiều là nhà thơ đầu tiên, bằng những nỗ lực vượt bậc và tài năng xuất sắc của mình, đã xác lập một giọng điệu mới trong thơ Việt[1]

Nguyễn Quang Thiều không chỉ là nhà thơ tiên phong với trào lưu hiện đại mà còn là cây viết văn xuôi giàu cảm xúc. Trong anh không chỉ có con người bay bổng, ưu tư với những phiền muộn thi ca, mà còn có một nhà báo linh hoạt và nhạy bén[3]

  • Nhà thơ Nguyễn Duy: Nguyễn Quang Thiều là một tác giả đa tài, sáng tác thơ, văn xuôi, làm báo và anh từng cùng làm với tôi ở báo Văn Nghệ, thuở đó tôi còn thấy anh vẽ tranh. Nhưng ấn tượng nhất với tôi vẫn là Nguyễn Quang Thiều thi sĩ – một thi sĩ nổi bật trong làng thơ đương đại Việt Nam[3]
  • Nhà thơ Inrasara: Nhà thơ vừa xuất hiện đã tìm thấy giọng thơ riêng, là điều hiếm. Hiếm hơn nữa, khi giọng thơ đó có sức lan toả khá rộng. Với thế hệ đi sau ở miền Bắc, thơ Nguyễn Quang Thiều làm nên sự thể ấy[3]


Ghi chú

  1. ^ a b c http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200942/20091014160415.aspx
  2. ^ http://www.nxbkimdong.com.vn/?page=newsview&id=15577&cid=8
  3. ^ a b c “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2021.