Nghị quyết yêu cầu thực hiện ngừng bắn nhân đạo và chấm dứt chiến sự "lập tức, bền vững", lên án "mọi hành động bạo lực chống lại thường dân Palestine và Israel" và "yêu cầu các bên lập tức tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ theo luật quốc tế".
Nghị quyết được Jordan trình trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sau khi bốn nghị quyết yêu cầu đình chiến, ngừng bắn nhân đạo đều bị Hội đồng Bảo an bác bỏ. Nghị quyết được Đại hội đồng thông qua với 121 phiếu thuận, 14 phiếu chống, 44 phiếu trắng.[1]
Bối cảnh
Ngày 17 tháng 10 năm 2023, đại diện của Nga trình một nghị quyết yêu cầu tiếp tế nhân đạo, sơ tán thường dân Palestine một cách an toàn và thả con tin trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Biểu quyết cho kết quả bốn phiếu tán thành, bốn phiếu không tán thành và sáu phiếu trắng nên nghị quyết không được thông qua.[2] Ngày 18 tháng 10, đại điện của Brasil trình một nghị quyết yêu cầu ngừng bắn nhằm tạo điều kiện viện trợ nhân đạo và thẳng thắn lên án hành động của Hamas chống lại Israel nhưng bị đại diện của Hoa Kỳ phủ quyết do "không đề cập quyền tự vệ của Israel".[3]
Nghị quyết số ES-10/21 được Jordan trình trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) thay mặt một nhóm những nước Ả Rập sau khi bốn nghị quyết yêu cầu đình chiến, ngừng bắn nhân đạo đều bị Hội đồng Bảo an bác bỏ.[4] 21 nước Ả Rập khác tham gia soạn dự thảo nghị quyết.[5][6][7] 47 nước ủng hộ trình nghị quyết trước Đại hội đồng.[8][9]
Đại diện của Canada đề nghị bổ sung lên án Hamas, lên án việc bắt giữ con tin và yêu cầu các con tin được "an toàn và đối xử nhân đạo" vào nghị quyết.[1] Tuy đa số thành viên LHQ ủng hộ đề nghị của Canada nhưng chỉ 88 thành viên bỏ phiếu tán thành trong khi 55 thành viên bỏ phiếu không tán thành, 23 thành viên bỏ phiếu trắng, không đạt được đa số hai phần ba cần thiết.[10][11]
Ngày 25 tháng 10, Tổng Thư ký LHQ António Guterres có bài phát biểu kêu gọi ngừng bắn và cho rằng cuộc tấn công của Hamas "không có lửa làm sao có khói" nên phải được đặt trong bối cảnh cuộc "chiếm đóng ngột ngạt" 56 năm của Israel đối với người Palestine. Ông khẳng định, "cái khổ của người Palestine không thể biện minh cho cuộc tấn công kinh khủng của Hamas. Và cuộc tấn công kinh khủng đó không thể biện minh cho sự trừng phạt tập thể người Palestine".[12][13] Israel tuyên bố sẽ cấm đại diện của LHQ nhập cảnh Israel nhằm "dạy họ một bài học" và yêu cầu Tổng Thư ký từ chức.[14][15]
Kết quả biểu quyết
Kết quả biểu quyết ban đầu là 120 phiếu tán thành do nút biểu quyết của đại diện Iraq bị lỗi kỹ thuật.[16][17]
Sở dĩ Philippines[26][27] và Úc bỏ phiếu trắng, mặc dù ủng hộ nhiều điểm trong dự thảo nghị quyết, là vì nghị quyết không lên án cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7 tháng 10.[28]
Hamas tuyên bố ủng hộ nghị quyết và yêu cầu thực hiện ngay nghị quyết.[24]Mohd Na'im Mokhta, bộ trưởng tôn giáo Malaysia, cho rằng nghị quyết sẽ giúp thực hiện ngừng bắn và cung cấp viện trợ nhân đạo cho người Palestine, đặc biệt là người dân Gaza. Trong một tuyên bố khác, Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết chính phủ Malaysia ủng hộ nghị quyết.[29][30] Bộ trưởng Bộ Ngoại giao tạm quyền PakistanJalil Abbas Jilani kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép cho Israel phải tôn trọng "nghị quyết LHQ yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza".[31] Một tuyên bố chung của Đảng Cộng sản Ấn Độ (Chủ nghĩa Marx) và Đảng Cộng sản Ấn Độ lên án việc Ấn Độ bỏ phiếu trắng là phủ nhận sự ủng hộ của Ấn Độ đối với quyền tự quyết của dân tộc Palestine và lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc Mỹ.[32] Cựu thủ tướng FijiFrank Bainimarama chỉ trích phiếu chống của Fiji là trái với "vai trò giữ gìn hòa bình lâu năm" của Fiji.[33] Nghị viện Ả Rập ủng hộ nghị quyết và yêu cầu thực hiện "những biện pháp nghiêm túc" để gây sức ép cho Israel tuân thủ nghị quyết.[34]
Ghi chú
^Venezuela bị tước quyền bỏ phiếu trong kỳ họp lần thứ 76 và phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 do không trả phí thành viên bắt buộc trong hai năm qua và không được Đại hội đồng đặc cách cho miễn phí.[18]