Nghĩa Bình (tỉnh)

Nghĩa Bình
Tỉnh
Tỉnh Nghĩa Bình
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngDuyên hải Nam Trung Bộ
Tỉnh lỵThành phố Quy Nhơn
Phân chia hành chính1 thành phố, 1 thị xã, 20 huyện
Thành lập1975
Giải thể1989
Địa lý
Tọa độ: 13°46′11″B 109°13′40″Đ / 13,769811°B 109,227689°Đ / 13.769811; 109.227689
Tỉnh Nghĩa Bình (màu đỏ) năm 1976

Nghĩa Bình là một tỉnh cũ ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam.

Địa lý

Trước khi giải thể vào năm 1989, tỉnh Nghĩa Bình có vị trí địa lý:

Lịch sử

Tỉnh này được thành lập tháng 2 năm 1976 trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Quảng NgãiBình Định. Đến ngày 30 tháng 6 năm 1989, tỉnh lại được tách ra thành hai tỉnh như cũ.

Đơn vị hành chính tỉnh (đến năm 1980) bao gồm: thị xã Quy Nhơn (tỉnh lỵ), thị xã Quảng Nghĩa và 15 huyện: An Nhơn, Ba Tơ, Bình Sơn, Đức Phổ, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Mộ Đức, Nghĩa Minh, Phù Cát, Phù Mỹ, Phước Vân, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tây Sơn, Trà Bồng.

Năm 1981, chia thị xã Quảng Nghĩa thành thị xã Quảng Ngãi và huyện Tư Nghĩa; chia huyện Nghĩa Minh thành 2 huyện: Nghĩa HànhMinh Long; chia huyện Hoài Ân thành 2 huyện: Hoài Ân và An Lão; chia huyện Tây Sơn thành 2 huyện: Tây Sơn và Vĩnh Thạnh; chia huyện Phước Vân thành 2 huyện: Tuy PhướcVân Canh[1].

Năm 1986, chuyển thị xã Quy Nhơn thành thành phố Quy Nhơn[2].

Từ đó, đơn vị hành chính tỉnh bao gồm: thành phố Quy Nhơn (tỉnh lỵ), thị xã Quảng Ngãi và 20 huyện: An Lão, An Nhơn, Ba Tơ, Bình Sơn, Đức Phổ, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Phù Cát, Phù Mỹ, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tây Sơn, Trà Bồng, Tư Nghĩa, Tuy Phước, Vân Canh, Vĩnh Thạnh.

Ngày 30 tháng 6 năm 1989, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Nghĩa Bình để tái lập tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi[3].

Chú thích

  1. ^ “Quyết định 41-HĐBT về việc thành lập huyện thuộc tỉnh Nghĩa Bình”.
  2. ^ “Quyết định 81-HĐBT năm 1986 về việc mở rộng và đổi tên thị xã Quy Nhơn thành thành phố Quy Nhơn thuộc tỉnh Nghĩa Bình”.
  3. ^ “Nghị quyết về việc phân vạch địa giới hành chính các tỉnh Nghĩa Bình, Phú Khánh và Bình Trị Thiên”.