Ngỗng nhà
Ngỗng nhà hay ngỗng nuôi (Danh pháp khoa học: Anser anser domesticus hay Anser cygnoides) là những con ngỗng được thuần hóa và chăn nuôi như một loại gia cầm để lấy thịt, trứng và lông ngoài ra người ta còn nuôi chúng để giữ nhà, canh gác khá hiệu quả. Chúng đã được thuần hóa ở châu Âu, Bắc Phi và châu Á. Ngỗng nhà châu Âu được thuần hóa từ ngỗng xám và ngỗng nhà châu Á cùng một vài giống ngỗng nhà châu Phi có nguồn gốc từ ngỗng thiên nga. Đại cươngNgỗng nhà là loại gia cầm dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, ít mắc bệnh. Nuôi ngỗng có nhiều thuận lợi với đặc thù của ngỗng là có thể sử dụng rất hiệu quả thức ăn xanh và các loại phụ phẩm nông nhiệp. Con ngỗng được ví như một cỗ máy xén cỏ, khả năng vặt cỏ của ngỗng tốt hơn bò, ngỗng có thể vặt tận gốc cây cỏ, cả phần củ rễ, ngỗng ăn tạp các loại cỏ và không chê cỏ non, cỏ già, cỏ dại từ cỏ tranh đến lục bình ngỗng đều ăn được. Ngỗng chỉ ăn cỏ, ăn rau là chính, ít dùng lương thực. Nuôi trong 4-8 tháng ngỗng đã cho thu hoạch 4–7 kg. Có nhiều giống ngỗng cao sản như ngỗng trắng, ngỗng xám vằn, loại chân thấp, chân cao. Ngỗng là loại gia cầm có khả năng tăng trọng rất nhanh, chỉ sau 10 - 11 tuần nuôi, khối lượng cơ thể đã tăng gấp 40 - 45 lần so với khối lượng cơ thể lúc mới nở.[1] Sau khi nuôi 3-4 tháng, ngỗng choai lớn lên thường đạt trọng lượng 4- 4,5 kg, những giống ngỗng ngoại nhập có thể cao hơn, đạt 4,5– 5 kg. Nếu ngỗng được nuôi dưỡng chăm sóc tốt ngay từ đầu thì thời gian có thể rút ngắn không tới 3-4 tháng nuôi. Ở Pháp, ngỗng được nuôi để lấy gan để làm nguyên liệu cho món gan ngỗng béo, Ngỗng được nuôi bằng cách bị buộc nhồi nhét ăn uống hạt bắp khô quá mức để có bộ gan to. Gan ngỗng béo được chế biến thành món gan xay. Các tổ chức bảo vệ quyền động vật xem việc sản xuất món gan này là tàn nhẫn do cách thức buộc vịt, ngỗng ăn và ảnh hưởng xấu lên sức khỏe vịt, ngỗng do có bộ gan to quá cỡ. Chọn giốngGiống ngỗng đã được chọn ở giai đoạn hậu bị, cần tiến hành chọn lọc lần cuối trước khi vào đẻ. Giữ lại những con giống đạt yêu cấu để chọn nuôi và nhân giống thì con mái phải khoẻ mạnh, dáng thanh, đạt khối lượng 3,6 - 3,8 kg, lỗ huyệt ướt, xương chậu nở, có biểu hiện thích đi chung cùng ngỗng trống, còn con trống phải khoẻ mạnh, dáng hùng dũng, đạt khối lượng 4 - 4,5 kg, gai giao cấu phát triển rõ ràng. Một số giốngMột số giống ngỗng cao sản, cho năng suất thịt, trứng cao gồm:
Chế độ ănNgỗng là loại gia cầm khá phàm ăn, các loại thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi ngỗng gồm thức ăn xanh như rau, bèo cái, cỏ, củ, quả. Thắc ăn hạt như ngô, thóc, đậu tương, lạc củ, thức ăn bổ sung khoáng chất. Ngỗng sử dụng tốt và rất hiệu quả thức ăn xanh như lá rau, các loại bèo, các loại cỏ. Trong nuôi ngỗng thức ăn xanh chiếm 30 - 40% lượng thức ăn cung cấp hằng ngày. Ngoài ra trong thức ăn xanh còn có một số loại củ như khoai lang, sắn củ bỏ vỏ và bí đỏ. Thức ăn hạt gồm có ngô được sử dụng nhiều trong giai đoạn vỗ béo. Thóc là một phần lương thực được sử dụng trong chăn nuôi ngỗng, hạt đậu tương, lạc hay đậu phộng ngỗng sử dụng tốt các củ lạc cả vỏ sót và rơi vãi trên ruộng sau thu hoạch. Cám gạo có thể nấu chín hoặc trộn lẫn với rau xanh. Bệnh tậtKhi nuôi ngỗng với số lượng lớn, có thể ngỗng sẽ mắc phải một số chứng bệnh là thiệt hại đến đàn ngỗng và ngành chăn nuôi, gồm:
Tham khảo
Chú thích
|