Ngôn ngữ tại Indonesia

Có hơn 700 thứ tiếng đang được nói ở Indonesia.[1] Hầu hết chúng thuộc ngữ hệ Austronesia, một ít tiếng Papua cũng được nói ở đây. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Indonesia (trong tiếng Indonesia là Bahasa Indonesia), một phiên bản bị biến đổi của tiếng Malay,[2], được sử dụng trong thương mại, hành chính, giáo dục và truyền thông, nhưng hầu hết người Indonesia nói các thứ tiếng địa phương, như tiếng Java, như là tiếng mẹ đẻ của họ.[1] Cũng như hầu hết các hệ thống viết trong lịch sử loài người, hệ thống viết của tiếng Indonesia không được tạo ra trong các hệ thống phát minh bản địa, mà do những người nói tiếng Sanskrit, tiếng Ả Rập, và tiếng Latin tạo ra. Ví dụ như Tiếng Mã Lai có một lịch sử lâu dài là ngôn ngữ viết và đã được tạo ra trong hệ thống viết của Indic, Arabic, và bảng chữ cái Roman. Tiếng Java được viết trong các hệ thống viết NagariPallava của Ấn Độ, cũng như các hệ thống nguyên thủy của chúng (nổi tiếng là Kawi scriptJavanese script), trong một hệ thống Arabic bị biến đổi được gọi là pegon liên kết các âm Javanese, và trong bảng chữ cái Roman. Các ký tự tiếng Trung Quốc không bao giờ được sử dụng để biểu hiện trong các ngôn ngữ tại Indonesia,mặc dù các địa danh ở Indonesia, tên người và tên hàng hóa thương mại xuất hiện trong các báo cáo và lịch sử được viết cho các triều đại Trung Quốc.[3]

Các thứ tiếng được nói ở Indonesia

Các ngôn ngữ lớn ở Indonesia[4]
(Các số liệu chỉ ra số lượng người nói tiếng bản địa ngoài tiếng quốc gia - tiếng Indonesia)
Ngôn ngữ Số lượng
(triệu người)
Năm thực hiện khảo sát Các khu vực chính được nói
Tiếng Indonesia/ Tiếng Mã Lai 230 2008 khắp Indonesia
Tiếng Java 84,3 2000 (thống kê) Trung tâm JavaĐông Java
Tiếng Sunda 34,0 2000 (thống kê) Tây Java
Tiếng Madura 13,6 2000 (thống kê) Đảo Madura, Đông Java
Tiếng Minangkabau 5,5 2007 Trung tâm Sumatra
Musi (Palembang Malay)[5] 3,9 2000 (thống kê) Nam Sumatra
Tiếng Bugis 3,5 1991 Nam Sulawesi
Tiếng Banjar 3,5 2000 (thống kê) Nam Kalimantan, Đông Kalimantan, Trung tâm Kalimantan
Tiếng Aceh 3,5 2000 (thống kê) Bắc Sumatra
Tiếng Bali 3,3 2000 (thống kê) Đảo Bali và đảo Lombok
Tiếng Betawi 2,7 1993 Jakarta
Tiếng Sasak 2,1 1989 Đảo Lombok
Tiếng Batak Toba 2,0 1991 Bắc Sumatra
Tiếng Makassar 1,6 1989 Nam Sulawesi
Tiếng Batak Dairi 1,2 1991 Bắc Sumatra
Batak Simalungun 1,2 2000 (thống kê) Bắc Sumatra
Batak Mandailing 1,1 2000 (thống kê) Bắc Sumatra
Tiếng Mã Lai Jambi 1,0 2000 (thống kê) Jambi (Trung tâm Sumatra)
Tiếng Mongondow 0,9 1989 Bắc Sulawesi
Tiếng Gorontalo 0,9 1989 Tỉnh Gorontalo (Bắc Sulawesi)
Dayak Ngaju 0,9 2003 Miền nam Kalimantan
Lampung Api 0,8 2000 (thống kê) Lampung (Miền nam Sumatra)
Tiếng Nias 0,8 2000 (thống kê) Miền duyên hải phía Tây Sumatra
Batak Angkola 0,7 1991 Bắc Sumatra
Tiếng Mã Lai Bắc Molucca 0,7 2001 Bắc Maluku
Tiếng Mân Nam (Tiếng Trung Quốc
Min Nan, Hokkien và Teochew)
0,7 1982 Bắc Sumatra và Tây Kalimantan
Tiếng Khách Gia (Hakka) 0,6 1982 Bangka BelitungTây Kalimantan
Batak Karo 0,6 1991 Bắc Sumatra
Tiếng Uab Meto 0,6 1997 Tây Timor
Tiếng Bima 0,5 1989 Đảo Sumbawa
Tiếng Manggarai 0,5 1989 Đảo Flores
Tiếng Torajan-Sa'dan 0,5 1990 Nam Sulawesi, Tây Sulawesi
Tiếng Komering 0,5 2000 (thống kê) Miền nam Sumatra
Tiếng Tetum 0,4 2004 Tây Timor
Tiếng Rejang 0,4 2000 (thống kê) Bengkulu (Miền Tây Nam Sumatra)
Tiếng Muna 0,3 1989 Miền duyên hải Tây Nam Sulawesi
Basa Semawa 0,3 1989 Đảo Sumbawa
Tiếng Bangka 0,3 2000 (thống kê) Đảo Bangka
Tiếng Osing 0,3 2000 (thống kê) ở cực đông Java
Tiếng Gayo 0,3 2000 (thống kê) Aceh
Tiếng Tolaki 0,3 1991 Đông Nam Sulawesi
Tiếng Lewotobi 0,3 2000 Đảo Flores
Tiếng Tae' 0,3 1992 Nam Sulawesi

Graph of Indonesian ethnolinguistics

Tham khảo

  1. ^ a b Lewis, M. Paul (2009). “Ethnologue: Languages of the World, Sixteenth edition”. SIL International. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2009.
  2. ^ Sneddon, James (2003). The Indonesian Language: Its history and role in modern society. Sydney: University of South Wales Press Ltd.
  3. ^ Taylor, Jean Gelman (2003). Indonesia: Peoples and Histories. New Haven and London: Yale University Press. tr. 29. ISBN 0-300-10518-5.
  4. ^ “Redirecting...”. Truy cập 22 tháng 12 năm 2024. Chú thích có tiêu đề chung (trợ giúp)
  5. ^ Muhadjir. 2000. Bahasa Betawi:sejarah dan perkembangannya. Yayasan Obor Indonesia. p. 13.