Ngô Vĩnh Long

Ngo Vinh Long
A photograph of Ngo Vinh Long
Long vào năm 2022
SinhNgo Vinh Long
(1944-04-10)10 tháng 4 năm 1944
Vĩnh Long, Liên bang Đông Dương[1]
Mất12 tháng 10 năm 2022(2022-10-12) (78 tuổi)
Bangor, Maine
Con cái4
Trình độ học vấn
Học vấnĐại học Harvard
(AB, AM, Tiến sĩ)
Sự nghiệp học thuật
Nơi công tác

Ngô Vĩnh Long (10 tháng 4 năm 1944 tại Vĩnh Long – 12 tháng 10 năm 2022 tại Bangor, Maine), là một học giả, nhà hoạt động chống chiến tranh, giáo sư về lịch sử tại đại học Maine từ 1985 cho đến khi chết.[2]

Tiểu sử

Ông sinh ngày 10 tháng 4 năm 1944 tại tỉnh Vĩnh Long, cha của ông là người quê Từ Sơn, Bắc Ninh di cư vào Nam sinh sống, cha ông từng hoạt động cách mạng, tham gia kháng chiến chống Pháp [3].

Đỗ tú tài với điểm rất cao, Ngô Vĩnh Long là lứa đầu tiên tham gia phong trào sinh viên yêu nước ở Sài Gòn, biểu tình chống chế độ Nguyễn Khánh. Cùng lúc ấy, ông thi lấy học bổng của Trường Đại học Harvard (Harvard college), và người Việt Nam duy nhất thi đỗ là ông. Lúc đó chưa có người Việt Nam nào học ở Harvard.[3]

Vào năm 1964 ông sang Hoa Kỳ du học, sự kiện đáng nhớ nhất trong thời trẻ ở đây là việc cùng với một nhóm các sinh viên Việt Nam khác vào ngày 10.2.1972 đã chiếm giữ toà lãnh sự của chính quyền Sài Gòn ở New York trong lúc các nhân viên chính quyền Sài Gòn đang ăn trưa nhằm đưa ra các tuyên bố với thế giới những đòi hỏi của nhân dân Việt Nam…[3]

Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ về lịch sử Đông Á và các ngôn ngữ Viễn Đông tại trường ĐH Harvard, ông làm Tổng Giám đốc Trung tâm tài liệu VN ở Cambridge và hiện nay là giảng viên tại trường đại học Maine.[4]

2000-2001, ông về dạy tại Việt Nam theo chương trình Fulbright, dạy về lịch sử của sự phát triển kinh tế ở Đông và Đông Nam Á từ khi thế chiến thứ Hai chấm dứt và lịch sử của quan hệ quốc tế ở Đông và Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh.[4]

Ông qua đời ngày 12-10-2022 tại Bangor, Maine, Mỹ.[5]

Gia Đình

Ông kết hôn với bà Nguyễn Hội Chân, khi đang học tại Harvard, còn bà là một sinh viên tại Đại học Radcliffe. Họ ly hôn vào năm 1992. Năm 1998, ông kết hôn với người vợ thứ hai, Nguyễn Mai Hương, và sống cùng bà cho đến nay. Những người khác trong gia đình ông gồm Ngô Vĩnh Hội, con trai, và Ngô Thái Ân, con gái, từ cuộc hôn nhân đầu tiên, cùng với hai con trai từ cuộc hôn nhân thứ hai, Ngô Vĩnh Thiện và Ngô Vĩnh Nhân; ngoài ra còn có hai người cháu. [6]

Những đóng góp với Việt Nam

Từ năm 1968 đến 1975 ông đã viết trên 300 công trình lớn nhỏ, trong đó có ba cuốn sách. Cuốn sách 300 trang viết và được Viện MIT danh tiếng xuất bản năm 1968 rất đáng giá trong việc nghiên cứu nông thôn Việt Nam, cuốn ‘The Vietnamese Peasants under the French" (Người nông dân Việt Nam dưới chế độ Pháp thuộc)[3]

Những năm gần đây, cũng như một số trí thức Việt kiều khác ông cũng đã có nhiều bài viết về những vấn đề phát triển của Việt Nam với khu vực, nhất là với những sự kiện ngoại giao đa phương

Ngoài các bài viết trên báo chí Việt Nam. Cũng như các trí thức Việt kiều khác, ông còn thường xuyên về nước tham gia các cuộc tọa đàm với những học giả trong nước về các vấn đề xã hội[7] và tham gia các cuộc hội thảo với các trường đại học trong nước về những vấn đề thời sự nóng bỏng trên thế giới hiện nay mà sẽ có những ảnh hưởng lớn đến kinh tế của một số quốc gia cũng như Việt Nam

Thù ghét

Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975, khi hàng trăm ngàn người Việt Nam tới nước Mỹ tị nạn, ông ta trở thành mục tiêu của các mối đe dọa và lăng mạ từ những người đồng hương, một số người buộc tội ông ta là một người biện hộ cho chính phủ Cộng sản Việt Nam. [6]

Vào năm 1981, trong một cuộc nói chuyện tại Harvard về Việt Nam sau chiến tranh, hàng trăm người Mỹ gốc Việt đã tập trung để phản đối ông ta và ném cả bom xăng, nhưng may mắn không phát nổ. Ông ta tiếp tục bị đe dọa, và trong năm sau đó, ông ta đã phải liên tục thay đổi nơi cư trú của mình. [6]

"Tôi đã trở thành trọng tâm của tất cả các sự thù hận và tấn công", ông ấy nói trong một cuộc phỏng vấn ở một hội nghị năm 1999 tại Đại học Brown. "Vì vậy, trong 20 năm tiếp theo, từ năm 1975 đến năm 1995, cuộc sống của tôi như ở dưới địa ngục." [6]

Những ý kiến về các vấn đề trong nước

  • Nhận xét về tình hình kiểm soát chính trị-xã hội ở Việt Nam trong cuộc phỏng vấn với đài BBC được đăng ngày 1/7/2010:
  • Qua cuộc phỏng vấn với đài BBC vào ngày 28/9/2013 về thể chế chính trị hiện thời:

Thư mục

Các tác phẩm đã xuất bản:

  • Before the Revolution: The Vietnamese Peasants under the French (Massachusetts Institute of Technology (MIT) Press, 1973; Columbia University Press, October 1991).
  • Vietnamese Women in Society and Revolution: The French Colonial Period (Cambridge: Vietnam Resource Center, 1974).
  • Co-Editor (with Douglas Allen), Coming to Terms: Indochina, the United States and the War (Westview Press, 1991).
  • Co-author (With Dang Tho Xuong and Vu Quang Viet), NONG NGHIEP, NONG THON TRONG GIAI DOAN C0NG NGHIEP HOA, HIEN DAI HOA [Agriculture and Rural Society in the Period of Industrialization and Modernization] (Hanoi: Nha Xuat Ban Chinh Tri Quoc Gia [National Politics Publishing House], 1997.)

Những bài viết gần đây:

  • “Military Victory and the Difficult Tasks of Reconciliation in Vietnam: A Cautionary Tale,” PEACE & CHANGE, Vol. 38, No. 4, October 2013, Peace History Society and Wiley Periodicals, Inc.
  • “Unhappy Neighbors: Why Beijing Muscle-Flexing in the South China Sea Alarms Asia,” The Cairo Review of Global Affairs (School of Global Affairs and Public Policy, the American University in Cairo), Winter 2013, pp. 70–85. link tới bài:

http://www.aucegypt.edu/gapp/cairoreview/Pages/articleDetails.aspx?aid=298

  • “Legacies Foretold: Excavating the Roots of Postwar Vietnam” in Scott Laderman and Edwin A. Martini (editors), Four Decades On: Vietnam, the United States, and the Legacies of the Second Indochina War (Duke University Press Durham and London 2013), pp. 16–43.
  • From Polarization to Integration in Vietnam in Journal of Contemporary Asia, Vol. 39, No. 2 (May 2009).
  • The Socialization of South Vietnam in Odd Arne Westad and Sophie Quinn-Judge(eds.), THE THIRD INDOCHINA WAR. London and New York: Routledge, 2006.
  • “The Good and the Bad of Vietnam’s Development” in Challenge: The Magazine of Economic Affairs (M.E. Sharpe, Inc.), January-February 1997, pp. 87–109.
  • “Ethnic Pluralism, Multiculturalism and Development in Vietnam” in New Political Science, Winter/Spring, 1997, Number 38/39, pp. 139–152. Republished in George Katsiaficas and Teodros Kiros (eds.), The Promise of Multiculturalism, Routledge (1998), pp. 132–146.
  • “The East Asian Crisis: Some Historical Roots,” in New Political Science, Volume 21, Number 3, 1999, pp. 395–404.
  • “China: Ten Years after the Tiananmen Crackdown,” in New Political Science, Number 4, 1999, pp. 463–473.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “Ngo Vinh Long, scholar of Vietnam attacked for his views about war, dies at 78”. Boston Globe. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2023.
  2. ^ “Remembering Ngô Vĩnh Long, Renowned Scholar of Vietnam and Antiwar Activist”. tandfonline. 20 tháng 1 năm 2023. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2023.
  3. ^ a b c d “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2010.
  4. ^ a b Faculty - Ngo Vinh Long Lưu trữ 2015-02-20 tại Wayback Machine, trường đại học Maine
  5. ^ Burnham, Emily (25 tháng 10 năm 2022). “UMaine history professor Ngo Vinh Long, outspoken Vietnam War opponent, has died”. Bangor Daily News.
  6. ^ a b c d “Ngo Vinh Long, Lightning Rod for Opposing the Vietnam War, Dies at 78”. nytimes. 27 tháng 12 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2023.
  7. ^ http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/12/761768/
  8. ^ Chuyên quyền kiểu Việt Nam, BBC, 1.7.2010
  9. ^ 'Đảng đang thụt lùi hơn là cải cách' BBC, 28.9.2013