Ngón tay dùi trống hay chứng ngón hình chùy[1] là một sự biến dạng của các móng tay hoặc chân liên quan đến hàng loạt các loại bệnh tật, chủ yếu là các bệnh về tim và phổi.[2]:656 Móng tay dùi trống vô căn có thể xảy ra, nhưng là một tình trạng hiếm.[3][4]Hippocrates có lẽ là người đầu tiên ghi nhận dấu móng tay dùi trống là một triệu chứng của bệnh, do đó hiện tượng này đôi khi được gọi là ngón tay Hippocrates.
Phát hiện
Dấu dùi cui có thể thể hiện qua một trong năm hình thức sau:[5]
Dấu dùi cui không thể hiện. Chỉ cảm thấy gốc móng mềm đi và ấn nhấp nhô hơn (tăng di động). Không nhìn thấy biến dạng.
Ngón tay dùi trống nhẹ. Mất góc <165° thông thường (góc Lovibond) giữa gốc móng và nếp bên trên (sừng trên móng). Cửa sổ Schamroth sụp mất. Dấu dùi cui không thấy rõ khi chỉ nhìn lướt qua.
Ngón tay dùi trống vừa. Mức độ lồi của nếp móng tăng. Dấu dùi cui chỉ nhìn cũng thấy rõ.
Dấu dùi cui toàn thể. Toàn bộ đoạn xa của ngón tay (phần về phía móng tay) dày lên (nhìn như một cái dùi trống)
Bệnh xương khớp phì đại. Ở da và móng, bề mặt trở nên sáng bóng và hình thành các đường như cày ruộng (sọc da, sọc móng)
Bài kiểm Schamroth hay Nghiệm pháp cửa sổ Schamroth (có gốc từ sự trình bày của bác sĩ tim mạch người Nam Phi Leo Schamroth trên chính bản thân ông)[6] là một nghiệm pháp thông dùng cho dấu dùi trống. Khi các xương đốt ngón xa
(xương gần đầu ngón tay nhất) của các ngón tay tương ứng hai bên được đặt đối vào nhau (đặt móng tay của ngón cùng tên, ví dụ như ngón trỏ, của hai tay chạm vào nhau, móng đấu móng), thông thường ta sẽ nhìn thấy rõ một "cửa sổ" hình thoi ở giữa hai gốc móng hai bên. Nếu mất cửa sổ này, nghiệm pháp cho kết quả dương và bệnh nhân có dấu dùi cui hóa.
Dấu dùi cui hóa nặng
Nhìn mặt trước
Nhìn mặt bên
Chú thích
^Rapini, Ronald P.; Bolognia, Jean L.; Jorizzo, Joseph L. (2007). Dermatology: 2-Volume Set. St. Louis: Mosby. ISBN1-4160-2999-0.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^Freedberg, et al. (2003). Fitzpatrick's Dermatology in General Medicine. (6th ed.). McGraw-Hill. ISBN 0-07-138076-0.
^Vandemergel X, Renneboog B (tháng 7 năm 2008). “Prevalence, aetiologies and significance of clubbing in a department of general internal medicine”. Eur. J. Intern. Med. 19 (5): 325–9. doi:10.1016/j.ejim.2007.05.015. PMID18549933.
^Myers KA, Farquhar DR (2001). “The rational clinical examination: does this patient have clubbing?”. JAMA. 286 (3): 341–7. doi:10.1001/jama.286.3.341. PMID11466101.
^Schamroth L (tháng 2 năm 1976). “Personal experience”. S. Afr. Med. J. 50 (9): 297–300. PMID1265563.
Bài viết liên quan đến một bệnh, chứng rối loạn, hay tình trạng sức khỏe này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.