Nam Xuân, Nam Đàn
Nam Xuân là một xã thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Xã Nam Xuân có diện tích 12,56 km², dân số năm 2014 là 6112 người,[1] mật độ dân số đạt 665 người/km². Địa lýNam Xuân Nằm ở phía bắc của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Phía Bắc tựa lưng vào dãy núi Đại Huệ, phía Nam giáp với xã Xuân Hòa, phía Đông giáp với xã Nam Lĩnh, phía tây giáp với Xã Nam Anh. Hành chínhXã Nam Xuân gồm có 12 xóm đã thay đổi gộp lại thành 6 xóm bằng tên cụ thể:
Khí hậuThời tiết và khí hậu của xã Nam Xuân tương đối khắc nghiệt. Hằng năm mùa hanh khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Lượng mưa hàng năm cao nhất là 2,228 mm, thấp nhất là 1,402 mm, trung bình là 1,428 mm. Bão lụt thường xảy ra vào tháng 9 và tháng 10 dương lịch, gây úng lụt trên diện tích rộng, có lúc kéo dài trong một thời gian dài. Thắng cảnhĐền, chùa:
Danh nhân
Lịch sửTheo "Xuân Liễu xã sự tích" bản chép tay của ông Nguyễn Vinh Ngộ (1923 - 1990) thì dân quê ta xưa làm nghề chài lưới ở xứ Nộn Nang, đánh cá ở Báu Nón, sau sinh con đẻ cái đông đúc nên họ chia thành 3 nhóm. Một nhóm ở xứ Nộn Nang, một nhóm ở Rú Cụp, một nhóm ở vệ Vạn An (Vân Diên ngày này). Dân 3 nhóm sống chung một xã gọi là Nộn Giang. Theo tục lễ cứ đến tháng 6 hàng năm họ họp tại Cồn Đình để làm lễ cầu phúc, hát xướng lấy đó làm nơi trung tâm. Có một năm mưa to, người ở Rú Cụp đi ra bị sóng to, chết đuối rất nhiều. Sau tai biến này, họ chia làm 3 xã. Một xã tên là Nộn Giang (tức Xuân Liễu sau này); Một xã lấy tên là Hương Lãm (Vân Diên và Khả Lãm sau này); Một xã lấy tên là Thanh Tuyền (Nam Thanh bây giờ). Đến thời Hậu Lê, xã Nộn Giang đổi thành xã Nỗn Liễu, dân Nỗn Liễu ngày càng đông dẫn đến tranh giành đất đai và kiện tụng nhau. Triều Đình phái người về xem xét và quyết định chia làm 2 xã, chia các đỉnh rú: rú Anh, rú Nhón, rú Tán, rú sắt làm ranh giới. Một xã gọi là Nỗn Liễu gồm 10 Giáp. Xã thứ 2 gọi là Nỗn Hồ gồm 5 Giáp; Về sau Nỗn Liễu đổi thành Xuân Liễu, Nỗn Hồ đổi thành Minh Hồ, rồi Xuân Hồ Hai xã Xuân Liễu-Xuân Hồ có mối quan hệ thân thiện, gần gũi cho nên có câu hát: Xuân Hồ, Xuân Liễu xa chi Cùng ăn một chợ, cùng đi một đàng Theo "Song Xuân Tiểu Chí" của Hồ Sỹ Thứ còn gọi là cụ Hàn Quynh (1887-1954) thì các thôn của Xuân Liễu là: Đức Nghĩa, Đồng Thượng, Đồng Đức, Mai Đông, Mai Nam, Ngọc Sơn, Tăng Phúc, Nam Vinh, Đông Dương và Nghi Hưng. Các thôn của Xuân Hồ là: Đức Mẫu, Nho Phái, Lễ Nghi, Đông Giáp, Thượng Giáp Đặc điểm dân 2 xã sống xen kẽ nhau gọi là "Gián cư, gián canh" cho nên trong cuốn Song xuân tiêu chí có câu: "...Phân vi nhĩ xa Gián cư gián canh Hoặc trù hoặc quả Ngày nay ngiên cướu ịch sử xã Nam Xuân, tất yếu phải nói đến xã Nộn Giang, xã Xuân Liễu. Đây là những địa danh có trước Nam Xuân. Địa danh Xuân Liễu duy trì cho đến Cách mạng tháng 8/1945 thì đổi tên thành xã Nam Xuân. Tham khảo
|