Nam Ninh (huyện)
Nam Ninh là một huyện cũ thuộc tỉnh Nam Hà, có thời gian thuộc tỉnh Hà Nam Ninh, sau thuộc tỉnh Nam Định. Huyện được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1968 trên cơ sở hợp nhất huyện Nam Trực và huyện Trực Ninh, đồng thời sáp nhập 7 xã: Trực Thái, Trực Phú, Trực Đại, Trực Hùng, Trực Cường, Trực Tiến, Trực Thắng của huyện Trực Ninh vào huyện Hải Hậu, khi đó thuộc tỉnh Nam Hà. Phía Bắc giáp huyện Vũ Thư của tỉnh Thái Bình (ranh giới là sông Hồng), phía Nam giáp huyện Hải Hậu (ranh giới là sông Ninh Cơ), phía Đông giáp huyện Xuân Thủy (ranh giới là sông Ninh Cơ), phía Tây giáp thành phố Nam Định và 2 huyện Vụ Bản (ranh giới là sông Đào) và Nghĩa Hưng. Khi hợp nhất, huyện Nam Ninh có 52 xã: Bắc Sơn, Nam An, Nam Bình, Nam Chấn, Nam Cường, Nam Điền, Nam Đồng, Nam Dương, Nam Giang, Nam Hải, Nam Hoa, Nam Hồng, Nam Hùng, Nam Lợi, Nam Long, Nam Minh, Nam Mỹ, Nam Nghĩa, Nam Ninh, Nam Phong, Nam Phúc, Nam Quan, Nam Quang, Nam Tân, Nam Thắng, Nam Thịnh, Nam Tiến, Nam Toàn, Nam Trung, Nam Vân, Nam Xá, Thái Sơn, Trực Bình, Trực Cát, Trực Chính, Trực Đạo, Trực Định, Trực Đông, Trực Hải, Trực Hưng, Trực Khang, Trực Liêm, Trực Mỹ, Trực Nghĩa, Trực Nội, Trực Phương, Trực Thanh, Trực Thành, Trực Thuận, Trực Tĩnh, Trực Trung, Trực Tuấn. Ngày 21 tháng 8 năm 1971, hợp nhất xã Trực Liêm và xã Trực Hải thành một xã lấy tên là xã Liêm Hải; hợp nhất xã Nam Đồng và xã Bắc Sơn thành một xã lấy tên là xã Đồng Sơn. Ngày 23 tháng 2 năm 1974, sáp nhập thôn Ngưu Trì của xã Nam Hùng vào xã Nam Cường, sáp nhập hai thôn Thọ Trung và Điện An của xã Nam Minh vào xã Nam Hùng, sáp nhập ba thôn Đầm, Vượt, Vọc của xã Nam Bình vào xã Nam Dương, sáp nhập hai thôn Hiệp Luật, Cổ Lung của xã Nam Dương vào xã Nam Bình, sáp nhập xóm Đồng Nghè của xã Trực Tuấn vào xã Trực Đông, sáp nhập xóm Đại Nội của xã Trực Tuấn vào xã Trực Cát.[1] Ngày 27 tháng 12 năm 1975, hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình hợp nhất thành tỉnh Hà Nam Ninh, huyện Nam Ninh thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. Ngày 18 tháng 12 năm 1976, hợp nhất xã Trực Trung và xã Trực Đông thành một xã lấy tên là xã Trung Đông. Ngày 23 tháng 2 năm 1977, hợp nhất xã Nam Bình và xã Nam Minh thành một xã lấy tên là xã Bình Minh; hợp nhất xã Trực Bình và xã Trực Tĩnh thành một xã lấy tên là xã Việt Hùng; cắt thôn Nam Sơn của xã Thái Sơn vào xã Nam Phúc lấy tên xã mới là xã Nam Thái; hợp nhất xã Nam Lợi và xã Nam Quan thành một xã lấy tên là xã Nam Lợi.[2] Ngày 1 tháng 2 năm 1978, hợp nhất xã Nam Hồng và xã Nam Trung thành một xã lấy tên là xã Nam Hồng; hợp nhất xã Nam Long và xã Nam Ninh thành một xã lấy tên là xã Nam Thanh. Ngày 27 tháng 3 năm 1978, hợp nhất xã Trực Cát và xã Trực Thành thành một xã lấy tên là xã Cát Thành; hợp nhất xã Trực Phương và xã Trực Định thành một xã lấy tên là xã Phương Định; hợp nhất xã Trực Chính và xã Trực Nghĩa thành một xã lấy tên là xã Chính Nghĩa; hợp nhất xã Nam Điền và xã Nam Xá thành một xã lấy tên là xã Điền Xá; hợp nhất xã Nam Chấn và xã Nam Quang thành một xã lấy tên là xã Hồng Quang; hợp nhất xã Nam Tân và xã Nam Thịnh thành một xã lấy tên là xã Tân Thịnh; hợp nhất xã Nam An và xã Nam Nghĩa thành một xã lấy tên là xã Nghĩa An. Ngày 10 tháng 1 năm 1984, chia xã Chính Nghĩa thành 2 đơn vị hành chính lấy tên là xã Trực Chính và thị trấn Cổ Lễ. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện Nam Ninh thuộc tỉnh Nam Hà vừa được tái lập. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Nam Ninh thuộc tỉnh Nam Định vừa được tái lập. Ngày 2 tháng 1 năm 1997, chuyển 2 xã Nam Phong và Nam Vân về thành phố Nam Định quản lý. Từ đó, huyện Nam Ninh gồm thị trấn Cổ Lễ và 34 xã: Bình Minh, Cát Thành, Điền Xá, Đồng Sơn, Hồng Quang, Liêm Hải, Nam Cường, Nam Dương, Nam Giang, Nam Hải, Nam Hoa, Nam Hồng, Nam Hùng, Nam Lợi, Nam Mỹ, Nam Thái, Nam Thắng, Nam Thanh, Nam Tiến, Nam Toàn, Nghĩa An, Phương Định, Tân Thịnh, Trực Chính, Trực Đạo, Trực Hưng, Trực Khang, Trực Mỹ, Trực Nội, Trực Thanh, Trực Thuận, Trực Tuấn, Trung Đông, Việt Hùng. Ngày 26 tháng 2 năm 1997, huyện Nam Ninh lại được tách trở lại như trước khi hợp nhất, thành 2 huyện Nam Trực và Trực Ninh, đồng thời trả 6 xã: Trực Thái, Trực Phú, Trực Đại, Trực Hùng, Trực Cường, Trực Thắng của huyện Hải Hậu về huyện Trực Ninh:
Chú thíchTham khảo |