Núi Thanh Thành
Núi Thanh Thành (tiếng Trung: 青城山; bính âm: Qīngchéng Shān) là một ngọn núi nằm ở thành phố Đô Giang Yển, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Nó nằm cách thành phố Thành Đô 68 km về phía đông, và cách công trình thủy lợi Đô Giang Yển 10 km về phía tây nam. Đỉnh chính của nó là Đỉnh Lão Tiêu cao 1600 mét so với mực nước biển. Núi Thanh Thành là một trong những ngọn núi nổi tiếng nhất Tứ Xuyên với danh tiếng giống như Kiếm Môn ở Nga Mi Sơn, hay Quỳ Môn ở Trùng Khánh, nó được mệnh danh là "Thanh Thành thiên hạ u". Đây là ngọn núi lịch sử của Trung Quốc, một địa điểm danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, Di sản thế giới của UNESCO cùng với Công trình thủy lợi Đô Giang Yển. Thanh Thành là một trong những cái nôi của Đạo giáo và là một trong những trung tâm Đạo giáo quan trọng nhất tại Trung Quốc. Ngọn núi từng bị ảnh hưởng bởi Động đất Tứ Xuyên 2008.[1][2] Mô tảNăm 142 CE, Trương Lăng thành lập học thuyết của Đạo giáo ở núi Thanh Thành, và trong năm sau ông đã lên tu hành tại đây. Trong suốt những năm từ năm 265 đến năm 420, núi Thanh Thành trở thành trung tâm giáo lý Đạo giáo được phổ biến rộng rãi khắp Trung Quốc, đỉnh cao là triều đại nhà Đường, từ núi Thanh Thành, các nhân vật quan trọng nhất trong tư tưởng và khoa học Trung Quốc đều núi Thanh Thành trong giai đoạn này. Giai đoạn khó khăn nhất của đạo giáo rơi vào cuối triều đại nhà Minh, và khôi phục vào đầu nhà Thanh vào thế kỷ 17. Từ đó, núi Thanh Thành trở thành như là vai trò của nó như là trung tâm trí tuệ và tinh thần của Đạo giáo, mà nó đã giữ lại cho đến ngày nay. Các tòa nhà Đạo giáo chính trên núi Thanh Thành hiện nay bao gồm Kiến Phúc cung, Lão Quân các, Viên Minh cung, Thượng Thanh cung, hang động Thiên Sư. Một số địa điểm đáng chú ý khác tại đây bao gồm:
Ngoài ra, đây cũng là nơi có Trung tâm Gấu trúc lớn Đô Giang Yển cũng là một phần của Di sản thế giới Khu bảo tồn Gấu Trúc Lớn tại Tứ Xuyên được UNESCO công nhận vào năm 2006. Tiêu chí
Hình ảnh
Tham khảo
Liên kết ngoài
|