Muscovit

Muscovit
Muscovit hình ngôi sao, Minas Gerais, đông nam Brazil.
Thông tin chung
Thể loạiKhoáng vật silicat
Công thức hóa họcKAl2(AlSi3O10)(F,OH)2
Hệ tinh thểhệ một nghiêng – lăng trụ
Nhận dạng
MàuXà cừ
Dạng thường tinh thểkhối đến tấm
Song tinhthường theo mặt [310] ít theo trục {001}
Cát khaiHoàn toàn theo trục {001}
Vết vỡMica
Độ cứng Mohs2–2,5 song song với trục {001} tới 4 vuông góc với trục {001}
ÁnhXà cừ
Màu vết vạchTrắng
Tính trong mờTrong suốt đến đục
Tỷ trọng riêng2,76–3
Thuộc tính quangHai trục (-)
Chiết suấtnα = 1,552–1,576 nβ = 1,582–1,615 nγ = 1,587–1,618
Khúc xạ képδ = 0,035 – 0,042
Tán sắcr > v weak
Huỳnh quangKhông
Tham chiếu[1][2][3]

Muscovit hay mica trắng (hay Isinglass, mica kali[4]) là một khoáng vật silicat lớp của nhômkali có công thức KAl2(AlSi3O10)(F,OH)2, hoặc (KF)2(Al2O3)3(SiO2)6(H2O). Là khoáng vật có tính chất cát khai rất hoàn toàn theo mặt các tấm mỏng. Tấm muscovit kích thước 5 mx3m được tìm thấy ở Nellore, Ấn Độ.[5]

Muscovit có độ cứnng 2–2,25 theo phương song song với mặt [001], 4 theo phương vuông góc với mặt [001] theo thang độ cứng Mohstỷ trọng riêng là 2,76–3. Muscovit có thể là không màu hoặc xám, nâu, lục, vàng, hoặc hiếm khi có màu hồng hoặc đỏ, từ trong suốt đến mờ. Dạng màu lục giàu crôm được gọi là fuchsit.

Muscovit là mica phổ biến được tìm thấy trong đá granit, pegmatit, gơnai, và diệp thạch, và trong đá biến chất tiếp xúc hoặc là khoáng vật thứ sinh tạo thành từ sự thay thế của topa, fenspat, kyanit... Muscovit trong pegmatit thường ở dạng tấm lớn có giá trị thương mại. Muscovit là nguyên liệu trong sản xuất vật liệu chịu lửa và vật liệu cách ly và trong chất bôi trơn.

Tên muscovit xuất phát từ thủy tinh Muscovy, trước đây được người Nga sử dụng để chỉ khoáng vật được sử dụng trong cửa sổ. Là khoáng vật không đẳng hướng và khúc xạ kép cao. Nó thuộc hệ tinh thể đơn tà.

Xem thêm

Tham khảo